CN PS, C: Chúa Giê-su khai sinh kỷ nguyên mới

1270181387_nvChúa Nhật Phục Sinh, Năm C

Cv 10:34a, 37-43; Cl 3:1-4; Ga 20:1-9 

Thế là cuối cùng, sau bao ngày chịu bắt bớ, xét xử, vu cáo, chịu đòn vọt rách nát thịt da, chịu vác thánh giá nặng nề tiến lên núi sọ trong khi sức tàn lực kiệt nên phải ngã xuống nhiều lần, rồi lại phải chịu đóng đinh thân mình rất đỗi đau thương vào thập giá… Chúa Giê-su đã gục đầu tắt thở và được mai táng trong mồ. Tảng đá lấp cửa mồ đã đóng lại, đóng lại lịch sử một đời người đã làm những việc diệu kỳ … Cuối cùng, ngôi mộ đá được đóng lại, chôn vùi một Con Người tưởng là sẽ đem lại niềm hy vọng cho Ít-ra-en.

Xem thêm: CN PS, C: Chúa Giê-su khai sinh kỷ nguyên mới

Write comment (0 Comments)

CN 1 MC, C: Cám dỗ trong đời sống con người

Chua__Nhat_1_MC_AChúa Nhật 1 Mùa Chay, Năm C : Lc 4, 1-13 

Khi bàn về thân phận con người, triết gia Platon nhận định rằng: “con người là một cỗ xe có hai ngựa kéo về hai hướng trái nghịch nhau”. Thử hình dung một con ngựa trắng kéo ta về hướng tốt, một con ngựa đen kéo về hướng xấu; và như thế, bản thân chúng ta bị giằng co xâu xé bởi hai thế lực đối kháng nhau!

Sự đối kháng nầy nhiều khi trở nên hết sức gay gắt và ác liệt đến độ thánh Phao-lô phải đau lòng than lên: “điều lành tôi muốn, tôi lại không làm; trong khi điều dữ tôi gớm ghét, tôi lại làm… Vô phúc thay con người tôi!” (Rm 7, 19.24). Như thế, các chước cám dỗ không buông tha bất cứ ai và sẽ bám riết con người cho đến chết.

Xem thêm: CN 1 MC, C: Cám dỗ trong đời sống con người

Write comment (0 Comments)

CN LL/TK, C: Vào thành với Chúa

palmsundayChúa Nhật Lễ Lá/Thương Khó, Năm C

Is 50:4-7; Pl 2:6-11; Lc 22:14-23:56

Hằng năm khi đến Lễ Lá, chúng ta long trọng kỷ niệm biến cố Đức Giêsu vào thành Giêrusalem vinh hiển. Không dừng lại ở đó, mỗi người chúng ta được mời gọi đồng hành với Đức Giêsu trong trong Cuộc Thương Khó của Ngài, để có thể hy vọng tiến vào thành đô vĩnh cửu của Thiên Chúa.

1. Từ cuộc vào thành lịch sử

Cuộc vào thành lịch sử của Đức Giêsu được nhắc đến trong Kinh Thánh (Lc 19, 35 – 40) là biến cố hé mở vai trò và chương trình tình thương của Thiên Chúa trong việc cứu độ con người. Vinh quang mà Đức KiTô đem đến cho nhân loại không hệ tại ở những động cơ mang tính chất trần thế, mà nó hướng con người tới hạnh phúc đích thực viên mãn. Sự kiện Đức Giêsu vào thành Giêrusalem toát lộ dung mạo của Đấng Thánh khiêm nhường, hiền từ, ngời sáng ánh vinh quang của “Đức Vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa” trong tiếng tung hô nồng nhiệt của dân chúng và đoàn môn đệ.

Xem thêm: CN LL/TK, C: Vào thành với Chúa

Write comment (0 Comments)

CN 6 TN, C: Chúa chúc phúc

Logo_Loi_ChuaChúa Nhật 6 Thường Niên, Năm C (Lc 6, 17. 20 – 26

Ngày xuân, người ta thường chúc cho nhau giàu sang phú quý: tiền vào như nước, tiền ra nhỏ giọt…Vậy mà Tin Mừng xem ra trái ngược với lẽ thường tình của con người khi Chúa chúc phúc cho người nghèo và khiển trách người giàu. Chúa Giêsu không nhấn mạnh chuyện kinh tế hay chính trị nhưng Người quan tâm đến hạnh phúc.

I. PHÚC CHO ANH EM NHỮNG KẺ: NGHÈO… ĐÓI…KHÓC… BỊ BÁCH HẠI…

Nghèo, đói, khóc, bị bách hại… tự nó là một thảm cảnh. Phải chăng khi chúc phúc như thế Chúa Giêsu chủ trương đi ngược sự tiến bộ của nhân loại?

1. Nghèo

Xem thêm: CN 6 TN, C: Chúa chúc phúc

Write comment (0 Comments)

CN 5 MC, C: Để được đổi mới

1068d6ca16e3b087nemdaChúa Nhật 5 Mùa Chay, Năm C

Is 43:16-21; Pl 3:8-14; Ga 8:1-11`

Trước hết câu chuyện xảy ra cho người đàn bà ngoại tình trong Tin Mừng là câu chuyện của mỗi người chúng ta: những tội nhân, hằng ngày vẫn bị tố cáo khắp nơi. Chúng ta vẫn cảm nhận trong đau đớn nỗi cô đơn ngay giữa những người thân yêu nhất: vì chính họ cũng đang tố giác chúng ta, chúng ta lầm lũi bước đi trong những khuyết điểm, thiếu sót, tội lỗi mà chẳng được cảm thông.

Như người đàn bà ngoại tình ấy, chúng ta bị lôi đi qua mọi phố phường, lãnh nhận những xỉ vả và khinh miệt. Không sự cô đơn nào đáng hãi hùng hơn sự cô đơn của một tội nhân : họ bị loại trừ khỏi mọi tương quan làm người.

Xem thêm: CN 5 MC, C: Để được đổi mới

Write comment (0 Comments)

CN 5 TN, C: Xin tránh xa con!

Chúa Nhật 5 Thường Niên, Năm C

Is 6:1-2, 3-8; 1Cr  15:1-11; Lc 5:1-11

ChuaGoiChúa gọi 04 môn đệ đầu tiên. Ngài tuyển chọn họ theo tiêu chuẩn nào? Nhiều người cho là không theo một tiêu chuẩn nào cả, vì xem ra tất cả trong số họ đều bất xứng. Người duy nhất được chút đánh giá là ông Na-tha-na-en, nhưng cũng chỉ là dưới góc độ bộc trực. Bài Tin Mừng thoáng cho tôi thấy điều kiện căn bản của sự tuyển chọn đó, và thú thực nó đã làm tôi giật mình. 

Giật mình là phải. vì đã gần 50 năm tu sĩ và gần 40 năm linh mục, tôi luôn được dạy và cũng luôn thâm tín rằng mình phải sống xứng đáng với ơn gọi mình nhận được. Tôi đã chẳng ‘được tuyển chọn’ để trở thành tu sĩ hay linh mục qua một tiến trình sàng lọc căn kẽ là gì? Nhiều bạn bè tôi đã từng ‘bị loại’ hay ‘bị sa thải’… Và kết quả đương nhiên của thực tế này là tôi cảm tạ Chúa vì tôi đã được chọn, và tôi cảm thấy mình ‘cao’ hơn nhiều người. “ Chúa chọn con như sét chọn ngọn cao đặc biệt”, tôi đã từng hát như thế. Và tôi cố gắng sống xứng đáng ân huệ đó. Nhưng có một cái gì đó không đúng, không ổn!

Xem thêm: CN 5 TN, C: Xin tránh xa con!

Write comment (0 Comments)

CN 4 MC, C: Thiên Chúa: Người Cha “Number One”

120344256be6e772ImagecopyChúa Nhật 4 Mùa Chay, Năm C

Gs 5:9a, 10-12; 2Cr 5:17-21; Lc 5:1-3' 11-31

Một trong những dụ ngôn tiêu biểu cho lòng thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân là dụ ngôn mà nhiều người vẫn quen gọi là dụ ngôn Người Con Hoang Đàng. Thực sự tên gọi của nó đúng hơn phải là dụ ngôn Người Cha Nhận Hậu. Vì trọng tâm của dụ ngôn nhấn mạnh đến thái độ và tấm lòng của người cha đối với người con, hơn là của người con đối với cha mình. Thánh Luca muốn hướng ống kính vào nhân vật người cha và những hành động của ông dành cho con mình, hơn là vào người con và những nỗ lực trở về của anh.

Điều này rất đúng với cảm nghĩ của cha Raniero Cantalamessa, một linh mục dòng Capuchin, người giảng phòng cho Phủ Giáo hoàng, trong bài giảng đầu tiên của Mùa Chay năm nay, trước sự hiện diện của Đức giáo hoàng Benedict XVI và nhân viên Giáo triều Roma. Ngài nói rằng: Các tôn giáo hoặc các nền triết học phát xuất từ con người, thường bảo cho chúng ta biết chúng ta phải làm gì để được cứu độ, được giải thoát. Kitô giáo thì khác, vì đạo này bảo cho con người những gì Thiên Chúa đã thực hiện để cứu độ con người. Và đây chính là cốt lõi đặt Đạo Chúa vào vị trí khác các tôn giáo khác (x. Tại sao Đạo Chúa không giống đạo nào khác ? Phụng Nghi, Vietcatholic.net). 

Theo ý nghĩa đó, gọi dụ ngôn này là dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” là hoàn toàn thích hợp. Còn nếu phải gọi bằng một tên khác, thiết nghĩ nên gọi đó là dụ ngôn “Người Con Hạnh Phúc” thì đúng hơn. Hạnh phúc vì anh có được người cha Number One đúng nghĩa, người cha nhân hậu trên cả tuyệt vời. Lòng nhân hậu ấy được thể hiện rất rõ qua các tình tiết mà thánh Luca phác hoạ.

- Trước hết, ông rất mực tôn trọng tự do của con cái: Ông đối xử với con mình như với một người trưởng thành thực sự. Ông hoàn toàn tôn trọng tự do và quyết định của con, dẫu biết rằng rất có thể đứa con sẽ lạm dụng tự do để xúc phạm đến mình. Theo tập tục Do Thái, người ta chỉ chia gia tài khi cha mình đã qua đời. Đòi chia gia tài khi cha mình còn sống là một sự xúc phạm nặng nề. Rõ ràng ở đây, người con thứ đã làm một việc trái với luân thường đạo lý. Hơn nữa, khi được chia gia tài rồi, không phải anh đã dùng gia tài này để làm ăn buôn bán, đầu tư chứng khoán, gởi ngân hàng, hay làm từ thiện…., mà là để ăn chơi cho thoã chí tang bồng. Biết trước như thế, nhưng người cha vẫn tôn trọng quyết định của anh.

- Thứ đến là kiên nhẫn đợi chờ trong thương nhớ: Chia gia tài cho con, không phải để nó đi cho rảnh nợ, cho khuất mắt là xong. Trái lại, khi con mình đi rồi, ông luôn thao thức, nhớ thương và ngóng trông con trở về. Ông không hề nhớ tới sự xúc phạm của con, mà chỉ nhớ thương con. Nhớ thương đến mỏi mòn. Ông trăn trở lo âu về số phận của con, nhất là khi có nạn đói xảy ra. Tâm trí ông luôn hướng về con khiến nhiều đêm ông không ngủ được. Chắc hẳn sự thương nhớ và trông mong phải nhiều lắm lắm thì ông mới có thể trực giác thấy con mình từ rất xa khi nó trở về, như thánh Luca mô tả.

- Sau nữa là bao dung tha thứ trong hân hoan: Khi thấy con trở về, ông đã chạy ra ôm lấy cổ, không phải để vật nó xuống và đánh cho nó một trận cho bỏ ghét, hay ít ra lườm cho nó mấy cái, rồi chiến tranh lạnh…, nhưng là để “hôn lấy hôn để”. Rõ ràng ông không hề nghĩ tới hình phạt, mà chỉ muốn tha thứ và thứ tha. Tha thứ ngay khi đứa con xúc phạm vì đã đòi chia gia tài lúc mình con sống, thứ tha ngay khi nó phung phá hết tài sản mồ nước mắt mà mình đã tích luỹ một đời.

Bốn hành động xảy ra liên tiếp: chạy ra, ôm cổ, hôn lấy hôn để, sai gia nhân… “Chạy ra, ôm cổ” là những hành động diễn tả niềm vui được gặp lại con mình. Nếu không vui chắc chắn ông không hành động như thế. “Hôn” ở đây là một cử chỉ nói lên sự tha thứ hoàn toàn.

- Cuối cùng là quảng đại cho đi không tính toán: Không chỉ dừng lại ở chổ tha thứ, ông còn cho lại đứa con tất cả: áo đẹp (phẩm giá), nhẫn (quyền hành), giày (tự do - vì nô lệ không được mang giày)… Cho đi nhiều đến độ có người muốn đặt tên cho dụ ngôn này là dụ ngôn “người cha phung phí”. Phung phí của cải, nhất là phung phí tình thương và lòng nhân hậu đối với người con đi hoang. Lòng nhân hậu yêu thương ấy không chỉ được thể hiện đối với người con thứ mà còn đối với người con cả và cả đối với người làm công. Và đây chính động lực giúp cho người con thứ hoán cải ăn năn và quyết tâm trở về.

Vâng, người cha ấy không gì khác hơn chính là hình ảnh của Thiên Chúa. Quả vậy, Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại chúng ta bằng một tình yêu nhân hậu vô biên. Ngài yêu thương tôn trọng tự do của con người, dẫu biết con người có thể lạm dụng tự do ấy để làm những điều xấu, ngay cả việc chống lại Ngài. Rồi khi con người “đi hoang”, Ngài kiên nhẫn chờ đợi và làm mọi cách để đưa con người lầm lạc trở về, kể cả việc hy sinh chính Con Một của mình: “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối để được sống”. Và một khi con người biết hoán cải trở về, Ngài còn phục hồi cho họ gấp ngàn lần hơn: danh dự, địa vị, phẩm giá, tự do, v,v…

Hãy hãnh diện vì chúng ta có một người Cha Number One trên trời như thế đó. Hãy tri ân Chúa Giêsu vì Ngài đã mạc khải cho chúng ta dung mạo của một vị Thiên Chúa là Cha nhân hậu bao dung. Hãy cảm tạ Chúa Cha, vì Người đã yêu thương ta bằng tình yêu phụ - tử tuyệt vời.

Đồng thời hãy nỗ lực đáp trả tình yêu ấy. Đáp trả như thế nào ? Trong tư cách là người con cái Chúa, hãy nguyện luôn sống trong tình yêu của Cha mình. Nếu có lầm lỗi ngã sa, hãy mau quay trở về để được thứ tha và được giao hoà. Trong tư cách là người cha người mẹ trong gia đình: hãy sống nhân hậu yêu thương để phản chiếu cho con mình dung mạo của Thiên Chúa là Cha nhân từ; nhất là luôn biết sống bao dung tha thứ cho những người con hoang đàng tội lỗi, nhằm tạo cơ hội và động lực cho chúng hoán cải và đổi mới cuộc đời.

Xin Chúa ban ơn giúp giúp để mỗi người chúng ta sống được những tâm tình và ước nguyện đó.

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

 

Write comment (0 Comments)

CN 4 TN, C: Sự thật mất lòng

Chúa Nhật 4 Thường Niên, Năm C

Gr 1: 4-5, 17-19; 1 Cr 12: 31 – 13: 13; Lc 4:21-30

Hinh_CN_4_CTrong tiếng Việt Nam có câu nói “Sự Thật mất lòng!” và Chúa Giêsu nói “Sự Thật giải thoát anh em!” (Gioan 8: 32). Chúng ta thường không thích nghe những lời “nói thẳng và nói thật” vì va chạm tự ái của chúng ta; nhưng nếu biết khiêm tốn lắng nghe và sửa đổi, thì “Sự Thật lại giải thoát chúng ta” khỏi những khuyết điểm mà mình không nhìn ra, và như thế “Sự Thật” xây dựng chúng ta. Trái lại, những lời nịnh bợ tâng bốc thường làm chúng ta ra mù quáng và không nhìn được rõ những khuyết điểm để sửa đổi.

Bài Phúc Âm hôm nay cho chúng ta thấy nhân dịp về thăm quê hương Nagiaret, vào ngày Sabbat, Chúa Giêsu cũng vào sinh hoạt tại Hội Đường và nhân dịp được mời đọc Sách Thánh, Chúa Giêsu đã chia sẻ với cộng đoàn về lời trong Thánh Kinh: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, xức dầu cho tôi và sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó…” Thánh Luca ghi lại: “mọi người đều thán phục những lời Ngài nói…” Nhưng vẫn có những người đặt vấn đề “Ông này không phải là con bác thợ mộc đó sao?” Biết phản ứng của họ như vậy, Chúa Giêsu đã nói rõ sự thực về tâm tính  ngang bướng của họ và của cha ông họ thời xưa, và đưa ra những bằng chứng rất rõ ràng. Thế là “mọi người trong hội đường (bị chạm tự ái) đã nổi giận, lôi Chúa Giêsu lên đỉnh đồi và định xô Ngài xuống vực thẳm.”

Xem thêm: CN 4 TN, C: Sự thật mất lòng

Write comment (0 Comments)

CN 3 MC, C: Sám hối Mùa Chay

silenceChúa Nhật 3 Mùa Chay, Năm C

Xh 3:1-8a, 13-15; 1Cr 10:1-6’ 10-12; Lc 13: 1-9

Sám hối là một đề tài được lập đi lập lại trong Tin Mừng.  Hẳn sám hối phải là một điều quan trọng và là mối quan tâm của Chúa Giê-su khi rao giảng.  Chẳng vậy mà ngay từ ngày đầu tiên rao giảng, Người đã đặt vấn đề sám hối như điều kiện không thể thiếu để tiếp nhận Tin Mừng.  Không sám hối thì không thể đón nhận Tin Mừng.  “Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1:15).  Hôm nay bài Tin Mừng cho ta một cơ hội khác để xác nhận lại sự cần thiết của sám hối, nhất là trong mùa Chay này.

Xem thêm: CN 3 MC, C: Sám hối Mùa Chay

Write comment (0 Comments)

CN 3 TN, C: Lời quyền năng là thần trí và sự sống

Chúa Nhật III Thường Niên C

Mở cuốn Thánh Kinh, chúng ta thấy ngay sức mạnh của Lời, đó là tạo dựng nên vũ trụ vạn vật. “Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng.” Liền có ánh sáng…” ( x.St 1). Thánh Gioan khởi đầu Tin Mừng bằng những dòng tuyên tín về tính siêu việt, sự tiền hữu cũng như quyền năng của Ngôi Lời: “ Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành” ( Ga 1,1-3 ).

Xem thêm: CN 3 TN, C: Lời quyền năng là thần trí và sự sống

Write comment (0 Comments)

CN 2 MC, C: Qua thập giá đến vinh quang

dcfnbjw4_260crqb8tcm_bChúa Nhật 2 Mùa Chay, Năm C

St 15:5-12, 17-18; Pl 3:17-4:1; Lc 9:28b-36  

Dưới nhãn quan của thánh sử Luca : cuộc đời Chúa Giêsu là mọt cuộc hành trình đi lên Giêrusalem. Nơi đó Ngài sẽ phải chịu đau khổ, chịu chết và sống lại. Nơi đó Tin Mừng Phục Sinh bắt đầu được công bố và rao truyền cho đến tận cùng trái đất. Như vậy có thể nói Giêrusalem vừa là điểm hội tụ của biết bao điều xấu xa tội lỗi của con người, vừa là điểm xuất phát tình thương và ơn huệ của Thiên Chúa.

Xem thêm: CN 2 MC, C: Qua thập giá đến vinh quang

Write comment (0 Comments)

CN 2 TN, C: Có Mẹ đồng hành

Chúa Nhật II C

Theo Tin Mừng Thánh Gio-an thì hành động đầu tiên của Chúa Giê-su sau khi chịu phép rửa là quy tụ các môn đệ. Hành động thứ hai là đi dự tiệc cưới. Có lẽ đây là tiệc cưới của người bà con nên cả Đức Mẹ, Chúa Giê-su và các môn đệ cùng đi dự. Khi một Linh Mục hay một Giám Mục đi dự một đám cưới, chẳng qua là vì tình nghĩa, chứ không phải vì thích ăn uống. Chúa Giê-su đến dự đám cưới này cũng vì tình nghĩa, vì yêu thương, vì đây có lẽ là một đám cưới nhà nghèo nên thiếu rượu nữa chừng.

Xem thêm: CN 2 TN, C: Có Mẹ đồng hành

Write comment (0 Comments)

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch