Chua_Nhat_1_Mua_ChayChúa Nhật 1 Mùa Chay, Năm A

St 2:7-9; 3:1-7; Rm 5:12-19; Mt 4:1-11

Trong sa mạc xứ Giuđê, nhận thức rằng sau khi ăn chay bốn mươi ngày, thế nào Ðức Giêsu cũng phải đói, nên Xatan mới cám dỗ Ðức Giêsu biến đá thành bánh mà ăn. Xatan dùng chiến thuật du kích để tân công. Việc cám dỗ biến đá thành bánh mà ăn thực sự không có gì là sai trái, vì ai đói cũng cần phải ăn. Tuy nhiên đối với Chúa thì việc làm phép lạ lúc này là không cần thiết mà còn vô ích. Chúa đã có thể cầm cự ăn chay giữ sức được bốn mươi đêm ngày, thì tại sao lại phải nại đến quyền năng phi thường lúc này để làm phép lạ cho lợi ích riêng của mình.

Tẩy chay cám dỗ của Xatan, Chúa Giêsu trích sách Đệ Nhị Luật (Đnl 8:3) để dạy: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra (Mt 4:4). Nếu nhượng bộ cho cám dỗ là Chúa đã chịu qui phục quyền Xatan. Trong vườn Ðịa đàng đẹp mắt, thằng quỉ không bảo bà Evà đừng vâng lời Thiên Chúa, nhưng mời bà ăn trái táo hấp dẫn để biết lành biết dữ.

Người Do thái thời bấy giờ mong đợi Ðấng Cứu thế đến với uy quyền siêu quần bạt chúng để đánh đuổi quân ngoại bang đang cai trị họ, tái tạo cho đất nước họ được giầu mạnh và đưa dân tộc họ lên hàng bá chủ hoàn cầu. Do đó qủy thách thức Ðức Giêsu chiều theo ước vọng của họ bằng cách biểu diễn một màn nhảy từ nóc đền thờ xuống đất vì theo tướng qủy thì đã có thiên thần hộ đỡ để Chúa khỏi vấp chân vào đá. Ðây là cơn cám dỗ về tính kiêu ngạo hay phô trương uy quyền. Ðể tẩy chay chước cám dỗ này, Ðức Giêsu trích lời sách Đệ Nhị Luật (Đnl 6:16): Ngươi chớ thử thách Chúa là Thiên Chúa của ngươi (Mt 4:7).

Ðến đây Xatan đoán Ðức Giêsu là Con Thiên Chúa vì qủy không còn đặt tiền đề: Nếu ông là Con Thiên Chúa như trước nữa. Lúc này Xatan chỉ cho Chúa thấy vinh quang của các nước thiên hạ và hứa tặng cho Chúa nếu Người sụp xuống bái lạy qủy dữ. Trích dẫn sách Đệ Nhị Luật (Đnl 6:13), Chúa bảo Xatan: Ngươi phải bái lạy Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi (Mt 4:10).

Trong cả ba chước cám dỗ, Xatan trá hình bằng cách lợi dụng cơm bánh, thần linh bảo vệ và của cải thế gian để làm mồi nhử Chúa Giêsu bất tuân phục thánh ý Thiên Chúa Cha.  Mà bất tuân phục thánh ý Chúa Cha là làm hỏng chương trình cứu chuộc của Chúa. Xatan là tướng quỉ cho nên nó rất quỉ. Trước kia Xatan là thần dữ, vì bất phục tùng Thiên Chúa cho nên đã bị đầy xuống âm phủ. Do đó kế hoạch cám dỗ của Xatan rất là tinh vi, đi từng bước, rồi tấn công từng giai đoạn để lôi kéo đối phương về phe mình. Trước hết Xatan lợi dụng lúc Chúa đói để cám dỗ về miếng ăn. Nó có thể nghe biết được câu nói của cha ông ta: Có thực mới vực được đạo. Sở dĩ cho rằng nó có thể nghe biết được là vì Xatan không biết hết được mọi sự. Theo kế hoạch của Xatan, khi Chúa ăn xong rồi, nó sẽ nhử Chúa biểu diễn uy quyền cho thiên hạ lác mắt một phen. Khi thấy mình có quyền thế rồi, Xatan sẽ cám dỗ Chúa dùng uy quyền để cai trị các nước thiên hạ mà nó hứa sẽ tặng ban.

Loài người thường có khuynh hướng hay đổ lỗi cho người khác khi sự việc không tốt đẹp xấy ra. Loài người còn có khuynh hướng hay đổ lỗi cho quỉ. Hễ cái gì xấu xa, nhơ bẩn xẩy ra là đổ lỗi cho quỉ như xấu như quỉ, ác như quỉ, nghịch như quỉ.. Có lẽ do đó mà giới hoạ sĩ thường vẽ hình quỉ có cái đuôi dài vì thấy con vật gì có đuôi dài là nó thường nghịch như con khỉ chẳng hạn. Kể ra xét về phương diện này thì cũng tội nghiệp cho thằng quỉ. Một linh mục Việt Nam kia khi qua Mĩ tu nghiệp có gặp một linh mục Mĩ ở Việt Nam hỏi chuyện. Linh mục Mĩ trả lời bằng tiếng Việt: Cha cứ sang đấy mà coi, nó lạnh như quỉ vậy. Ông cha Việt Nam nghĩ bụng từ trước đến nay người ta nghĩ quỉ ở dưới hoả ngục thì phải nóng chứ, mà bây giờ ông cha Mĩ lại ví lạnh như quỉ thì cũng lạ tai thật.

Hôm nay mỗi người cần nhận thức rằng không phải hết mọi cám dỗ đều là do ma quỉ xúi bẩy. Cám dỗ thường là triệu chứng cho thấy những yếu điểm của loài người. Hằng ngày ta bị cám dỗ chối bỏ Chúa, để đi thờ các tà thần như thần tài, thần thú vui, thần khoa học, thần kĩ thuật, thần danh vọng, thần tin nhảm nhí... Dựa vào ơn Chúa, khi ta dứt khoát với cám dỗ một vài lần, lần sau ta sẽ dễ dàng từ khước. Ðể chống trả cám dỗ, người ta cần dứt khoát từ đầu. Chẳng hạn khi bị cám dỗ coi hình ảnh trụy lạc mà người ta có can đảm giục vào sọt rác, lần sau sẽ thấy dễ dàng dứt khoát về cám dỗ đó. Khi người ta quyết định mua sách báo phim ảnh trụy lạc thì quỉ không biết được ý định của họ. Khi mua rồi, thấy có gì cụ thể, quỉ mới biết được. Khi lỗi đức công bằng mà không biết chủ nhân là ai để trả, hay mắc cở không dám trả, người ta có thể trả lại cách gián tiếp bằng cách dùng của lỗi đức công bằng để làm việc từ thiện bác ái, hay bỏ tiền vào hộp tiền người nghèo ở bất cứ nhà thờ nào. Việc làm dứt khoát như vậy sẽ giúp người ta dễ dàng giữ đức công bình hơn trong tương lai.

Là người, Chúa Giêsu cũng bị cám dỗ, đã trải qua cám dỗ và đã toàn thắng cám dỗ. Ðó là điều mà thánh Phaolô đã dạy ta trong thư gửi tín hữu Rôma: Nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống (Rm 5:18).

Trong mùa Chay Giáo hội mời gọi người tín hữu cùng đồng hành với Chúa Kitô, đi vào sa mạc và lên đồi Canvê. Giáo hội Mẹ mời gọi ta dùng thời gian bốn mươi ngày để cầu nguyện, ăn chay, hi sinh, hãm mình và làm việc từ thiện bác ái để làm tăng cường sức mạnh thiêng liêng hầu có thể chống trả cám dỗ. Trong sa mạc của tâm hồn, cảm thấy mình  bé nhỏ và yếu đuối, ta sẽ dễ dàng làm quyết định cho sự sống còn của tâm linh. Rồi trong thánh lễ, Giáo hội mời gọi ta cầu nguyện cho mình và cho tha nhân khi mọi người cùng cầu nguyện Kinh Lạy Cha trước khi rước Mình Thánh Chúa: Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ.

Lời cầu nguyện xin cho khỏi sa chước cám dỗ:

Lạy Chúa Giêsu, trong sa mạc Chúa cũng bị cám dỗ.

Chúa cho phép cám dỗ đến với những người Chúa chọn.

Hằng ngày con bị cám dỗ sống theo tính ích kỉ,

ghe tuông, kiêu ngạo, tham lam, bất trung, phản nghịch.

Xin tha thứ những lần con làm cớ cho dịp tội đến với con,

những lần con chiều theo chước cám dỗ.

Xin dạy con biết tự kỉ luật hoá chính mình

bằng cách ăn chay, hãm mình, hi sinh, cầu nguyện

để làm tăng cường sức mạnh thiêng liêng

hầu có thể chống trả cám dỗ. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch