Chua_Nhat_Phuc_SinhChúa nhật Phục sinh, Năm A

Cv 10:34a, 37-43; Cl 3:1-4; Ga 20:1-9

Khi mấy người lính canh mồ khiếp sợ, run rẩy về thuật lại sự việc đã xẩy ra như đất rung chuyển dữ dội, các trưởng tế liền hội họp với các kỳ mục, bàn tính việc đối phó, đút lót tiền bạc cho quân lính với lời căn dặn: ‘Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đến lấy trộm xác đi’ (Mt 28:12-13). Giả như các môn đệ đến lấy trộm xác Chúa như các trưởng tế và Pharisêu đề phòng mà yêu cầu Philatô cho lính canh mộ Chúa ba ngày, hay bất cứ ai làm như vậy, rồi loan tin là Người đã sống lại, thì đó là chuyện lừa bịp. Tuy nhiên có điều khúc mắc ở đây là nếu xác Chúa bị lấy trộm khi có lính canh mộ, thì kẻ trộm phải làm vội vã, chứ làm sao có giờ mà cuốn và xếp khăn che đầu mà để riêng ra khỏi những băng vải như vậy? Thấy những dấu chỉ như thế nên thánh Gioan, nhờ có lòng yêu mến Chúa đặc biệt, đã có được trực giác bén nhậy về việc phục sinh của Thầy mình. Dầu sao đi nữa, người ta không thể chỉ căn cứ vào ngôi mộ trống, mà kết luận cho người ngoại cuộc rằng Ðức Kitô đã sống lại.

Các tông đồ tin việc Chúa phục sinh không phải chỉ vì thấy ngôi mộ trống, nhưng còn vì Người đã hiện ra với chính họ. Theo Phúc âm thánh Mát-thêu, Ðức Giêsu hiện ra nói với bà Maria Mácđala và một bà Maria khác: ‘Chị em đừng sợ: Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó’ (Mt 28:10). Rồi các tông đồ đến ngọn núi ở Galilê và ‘thấy Người, các ông bái lạy’ (Mt 28:17). Phúc âm thánh Mát-cô thì ghi: ‘Ðức Giêsu hiện ra trước tiên với bà Maria Mácđala’ (Mc 16:9). Người còn hiện ra với ‘hai người trong nhóm các ông, khi họ đang trên đường đi về quê’ (Mc 16:12). Sau đó Người hiện ra với ‘Nhóm Mười Một đang khi các ông dùng bữa’ (Mc 16:14). Còn Phúc âm thánh Luca thì viết về hai môn đệ bỏ cuộc về làng Emmau, không nhận ra Chúa lúc đầu khi Người hiện ra đàm đạo với các ông trên đường. Khi các ông mời người khách lạ vào nhà, và trong bữa ăn, Người bẻ bánh, thì mắt các ông ‘liền mở ra và họ nhận ra Người’ (Lc 24:31). Hai môn đệ trở về Giêrusalem gặp Nhóm Mười Một và được bảo là Chúa ‘đã hiện ra với ông Simon (Lc 24:34). Khi các ông còn đang nói, thì Ðức Giêsu hiện ra chúc: Bình an cho anh em (Lc 24:36). Các ông tưởng là thấy ma, Chúa liền trấn an, bảo các ông quan sát chân tay Người (Lc 24:36-38). Khi về trời, ‘Người dẫn các ông tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông’ (Lc 24:50). Sau cùng Phúc âm thánh Gioan ghi lại việc Chúa hiện ra với bà Maria Mácđala, gọi tên bà: ‘Maria’ (Ga 20:16). Rồi Chúa hiện ra với các môn đệ và phán: ‘Chúc anh em được bình an’ (Ga 20:19). Tám ngày sau, Chúa lại hiện ra với các tông đồ và chúc bình an cho các ông, rồi bảo Tôma đặt tay vào cạnh sườn Người, và đừng cứng lòng tin (Ga 20:26-27). Sau đó Chúa lại hiện ra với các môn đệ ở biển hồ Tiberia (Ga 21:1) và trao cho Phêrô sứ mệnh chăn dắt đoàn chiên của Người (Ga 21:17).

Người tín hữu tin việc Chúa sống lại là vì Người đã làm những việc lạ lùng nơi các tông đồ. Các ông là những người bình dân, chất phác, đa số làm nghề thuyền chài, không thể bầy ra những mưu mô, những kế hoạch, những chương trình vĩ đại để cải hoá thế giới. Chúa đã biến đổi các tông đồ thành can đảm tuyên xưng danh Chúa. Trong sân của dinh thượng tế Caipha và dinh tổng trấn Philatô, các tông đồ tỏ ra nhát như cáy. Vậy động lực nào đã khiến có sự thay đổi nơi các tông đồ? Ðộng lực đó chính là việc các ông đã thấy Chúa sống lại, đụng chạm đến thân thể Chúa (Lc 24:39), cùng ăn cùng uống với Người (Cv 10:41). Các ông nhận trách nhiệm do chính Chúa trao ban để rao giảng tin mừng cho khắp muôn dân. Chính Chúa phục sinh còn hiện ra phán bảo Phaolô: ‘Saun, Saun, tại sao ngươi bắt bớ Ta’ (Cv 22:7) mà Phaolô đã đổi tận gốc. Trước kia Phaolô bách hại đạo Chúa cách cuồng tín bao nhiêu, thì nay ông lại rao giảng đạo Chúa cách hăng say bấy nhiêu.

Chứng kiến việc Chúa sống lại, các tông đồ đã sẵn sàng chấp nhận những nguy hiểm trên đường truyền giáo, sẵn sàng chịu bắt bớ, tù đày, tra tấn, đánh đòn, chịu đóng đinh trên thập giá như Thày mình. Ðộng lực nào có thể khiến các tông đồ làm như vậy, nếu không phải là vì họ đã chứng kiến việc Chúa sống lại? Sách Công Vụ Tông Ðồ ghi lại: ‘Các tông đồ được tràn đày Chúa Thánh Thần’ (Cv 2:4) và tiếp tục rao giảng lời Chúa cách tự tin (Cv 2:14), và với quyền năng Chúa trao ban, họ làm chứng cho việc Chúa sống lại (Cv 4:33), và làm nhiều phép lạ cho người ta tin tưởng (Cv 5:12).

Hôm nay không những người công giáo mừng Lễ Phục sinh mà cả thế giới Kitô giáo gồm Tin lành cũng mừng ngày Chúa sống lại. Chính Thống giáo cũng mừng lễ Chúa Phục sinh, nhưng vào ngày khác. Phục Sinh là ngày Lễ quan trọng nhất trong đạo Kitô giáo. Việc Chúa phục sinh phải là nền tảng đức tin của người Kitô giáo. Thật vậy như Thánh Phaolô đã xác quyết: Nếu Ðức Kitô đã không chỗi dạy, thì lời giảng dạy của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng (1Cr 15:14). Dựa vào lời Thánh Phaolô, ta có thể suy luận thêm: Nếu Chúa không sống lại, thì việc người công giáo dâng lễ cầu nguyện là việc mất thời giờ, uổng công. Nếu Chúa không sống lại, thì việc người Kitô giáo đọc và suy niệm Lời Chúa chỉ là công dã tràng.                                                                                                

Lời nguyện xin cho được sống lại về phần linh hồn:

Lạy Ðức Kitô phục sinh, trong mùa chay thánh,

con đã được nhắc nhở sống tinh thần mùa chay

bằng việc cầu nguyện, ăn chay, kiêng thịt, hi sinh, hãm mình,

cùng với việc từ thiện bác ái.

Con cũng được khuyên răn chết đi cho tội lỗi và nết xấu

như tham lam, ích kỉ, đam mê, lười biếng, kiêu căng, hận thù, ghen ghét ..

bằng việc xưng thú tội lỗi, ăn năn chừa cải và làm việc đền tội.

Giờ đây xin cho con được sống lại trong ơn nghĩa với Chúa

để con cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa phục sinh

trong tâm hồn. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch