CN_7_PS_BChúa Nhật 7 Phục Sinh, Năm B

Cv 1:15-17, 20-26; 1 Ga 4:11-16; Ga 17:11-19

Trong bữa Tiệc ly, Chúa Giêsu biết trước rằng Người sắp sửa hoàn tất công việc tại thế và trở về cùng Thiên Chúa Cha. Người ý thức được những yếu đuối và mỏng dòn của các tông đồ. Vì thế Người bắt đầu cầu nguyện để các tông đồ hiệp nhất trong một niềm tin yêu, để các ông có thể thi hành sứ vụ rao giảng Tin mừng cứu độ.

Sứ vụ của các tông đồ thật là khó khăn vì mặc dù sống giữa trần gian, những hoạt động của các ông phải được hướng về thế giới khác.

Vậy đâu là những lý do khiến Chúa Giêsu cầu nguyện cho các tông đồ? Chúa cầu nguyện cho các tông đồ được hiệp nhất làm một như Chúa Cha và Chúa Con được hiệp nhất: Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ mà Cha đã ban cho con để họ nên một như chúng ta (Ga 17:11). Chúa cầu nguyện cho họ vì họ không thuộc về thế gian, nên bị thế gian chống đối và thù ghét: Con đã truyền lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét bỏ họ, vì họ không thuộc về thế gian (c. 14). Tuy nhiên Chúa Giêsu không xin Chúa Cha đem họ ra khỏi thế gian, nhưng bảo vệ và gìn giữ họ khỏi những nguy hiểm của thế gian và khỏi bị nhiễm độc trong môi trường của thế gian: Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần (C. 15). Nếu xin cho họ ra khỏi thế gian là mặc nhiên chấm dứt sứ mệnh tông đồ của họ. Rồi Chúa còn xin Chúa Cha thánh hoá họ trong sự thật: Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ (c. 17).

Nhờ lời cầu nguyện của Chúa cho các tông đồ được hiệp nhất mà từ thời các thánh tông đồ, Giáo hội được hiệp nhất là một trong đức tin và chân lý. Giáo hội chỉ có một vị lãnh đạo tối cao là Đức Giiáo hoàng. Quyền lãnh đạo đó đã đưọc Chúa trao ban cho thánh Phêrô và quyền lãnh đạo kế đó đã được chuyển tiếp từ thánh Phêrô, vị giáo hoàng đầu tiên cho tới Đức Giáo hoàng hiện nay đã cai quản Giáo hội từ thời các tông đồ.

Bài trích sách Tông đồ Công vụ hôm nay ghi lại các tông đồ noi gương cầu nguyện của Chúa, cũng đã cầu nguyện để chọn đúng người thay thế Giuđa là kẻ phản bội Chúa. Và ông Mát-thi-a đã được chọn làm tông đồ (Cv 1:26). Việc đó bao hàm ý nghĩa thánh Mát-thi-a có cùng quyền bính và sứ vụ như các tông đồ khác. Rồi các tông đồ lại trao quyền Chúa ban cho những người kế vị một cách nối tiếp.

Sau Công đồng Vaticanô II, người ta thấy nhiều điều trong Giáo hội được thay đổi. Tuy nhiên Giáo hội chỉ có thể thay đổi những gì không thiết yếu. Còn những điều thiết yếu không thể nào được thay đổi. Cũng như Chúa đã cầu nguyện cho các tông đồ được hiệp nhất, người tín hữu cũng cần cầu nguyện cho các giám mục trên thế giới được hiệp nhất với Đức giáo hoàng là người kế vị thánh Phêrô. Lịch sử giáo hội đã chứng minh rằng nếu người ta không ở lại trong Giáo hội mà chính Chúa đã thiết lập, người ta không thể nào hiệp nhất với nhau. Người ta sẽ tiếp tục tục phân rẽ và tách biệt khi có sự bất đồng quan điểm mà không hàn gắn được. Do đó mà ngày có cả trăm giáo phái Kitô giáo khác nhau trên thế giới.

Các hoạt động trong Giáo hội không những chỉ nhắm đến việc hiệp nhất, mà còn nhắm đến tinh thần hiệp thông hay thông hiệp với gốc nho là Ðức Kitô và thông hiệp với ngành nho là người tín hữu bằng cảm tình và ơn thánh nữa. Thông hiệp là đặc điểm của Giáo hội Công giáo. Những giáo phái khác hoặc các tổ chức chính trị, xã hội có thể có sự hiệp nhất mà không có được sự thông hiệp. Thông hiệp bao hàm sự hiệp nhất và thông phần cũng như cảm thông bằng ơn thánh, bằng tình cảm và ước muốn nữa. Chẳng hạn mối ưu tư và quan tâm của những vị lãnh đạo trong Giáo hội cũng phải là mối quan tâm và ưu tư của toàn thể Giáo hội. Khi có chuyện vui, chuyện buồn, điều lo âu hoặc hi vọng trong Giáo hội thì giáo sĩ cũng như giáo dân đều thông hiệp và cảm thông với Giáo hội, mà thành ngữ La ngữ được gọi là sentire cum ecclesia. Ðó là điều mà thánh Phaolô dạy: Vui với người vui, khóc với người khóc (Rm 12:15).

Muc đích của việc Chúa thiết lập Giáo hội là để hiệp nhất người tín hữu trong một đức tin và trong tình huynh đệ Kitô giáo. Nếu không thì như lời Chúa phán: Họ sẽ như đoàn chiên không người chăn  dắt (Mc 6:34).

Lời cầu nguyện cho hàng giáo sĩ phẩm được ơn hiệp hiệp nhất:

Lạy Chúa Giêsu là đầu Giáo hội!

Chúa hiệp nhất làm một với Thiên Chúa Cha.

Và Chúa cầu nguyện cho các tông đồ được hiệp nhất.

Hôm nay chúng con cầu nguyện cho hàng giáo sĩ phẩm

được hiệp nhất làm một.

Xin ban ơn thánh hoá, che chở và gìn giữ

những người Chúa chọn,

để tiếp tục xây dựng nước Chúa ở trần thế. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch