LE_CHUA_CHIU_PHEP_RUA_B

Lễ Chúa Chịu Phép Rửa, Năm B

Is 55:1-11; 1 Ga 5:1-9; Mc 1:7-11

Nếu phép rửa của ông Gioan tẩy giả không có công hiệu tha tội thì tại sao Ðức Giêsu là Ðấng vô tội lại đến xin chịu phép rửa ở sông Gio-đan? Ðây chính ông Gioan đã trả lời cho câu hỏi này:

 

Tôi chỉ làm phép rửa bằng nước, còn Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần (Mc 1:8). Như vậy phép rửa của Gioan chỉ là nghi thức, một tác động sám hối để sửa soạn cho người ta đón nhận Ðấng Cứu thế. Bằng việc chịu phép rửa, Ðức Giêsu muốn xác nhận sứ mệnh và phê chuẩn việc làm của ông Gioan. Chúa còn tỏ cho nhân loại thấy tầm quan trọng của Bí tích Rửa tội mà Người sẽ thiết lập sau này.

Mặc dù không phải là bí tích rửa tội, phép rửa mà Ðức Giêsu lãnh nhận bởi ông Gioan cũng đánh dấu quyết liệt trong đời sống của Người. Khi Chúa chịu phép rửa, có tiếng phê chuẩn từ trời: Con là Con yêu dấu của Cha; Cha hài lòng về Con (Mc 1:11). Với tiếng phán từ trời, Chúa Giêsu được Thiên Chúa Cha công nhận là người đến để cứu chuộc nhân loại. Tiếng từ trời phán có liên hệ rất gần gũi với lời ngôn sứ Isaia về người đầy tớ đau khổ: Ðây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người ta tuyển chọn và quí mến (Is 42:1). Từ ngữ Con trong Phúc âm thánh Mác-cô được thay thế vào từ ngữ tôi trung trong sách ngôn sứ Isaia ám chỉ Chúa Giêsu là tôi tớ đau khổ của Ðức Giavê. Và đó là điều mà Gioan Tẩy giả đã giới thiệu Ðức Kitô: Ðây chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xoá tội trần gian (Ga 1:29).

Phép rửa mà Đức Giêsu lãnh nhận nhắc nhở cho ta về phép Rửa tội của mỗi người, đánh dấu việc khởi đầu của đời sống đức tin. Ðời sống đức tin của người tín hữu bắt đầu khi ta lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Trong nước rửa tội, ta trở nên người mới với đời sống mới. Bí tích Rửa tội vừa là việc kết thúc vừa là việc khởi đầu. Bí tích Rửa tội kết thúc đời sống trong bóng tối tội lỗi và bắt đầu đời sống mới trong ơn nghĩa với Chúa.  Bí tích Rửa tội là việc tham dự vào cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa, nghĩa là người chịu phép Rửa tội phải chết đi cho tội lỗi, để được sống lại với Chúa trong ơn thánh. Ðó là ý nghĩa của lời Chúa nói với ông Nicôđêmô: Không ai có thể thấy nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra bởi nước và Thánh thần (Ga 3:5). Và rồi Chúa thiết lập Bí tích Rửa tội: Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha, và Con và Thánh thần (Mt 28:19).

Bí tích Rửa tội không phải là giấy thông hành để được vào nước Trời. Người ta có thể chứng minh có tất cả các giấy chứng chỉ về đạo giáo như: chứng chỉ rửa tội, rước lễ lần đầu, thêm sức, cưới hỏi.. Tuy nhiên chưa chắc người ta đã sống đức tin và trưởng thành trong đức tin. Người ta có thể chịu Phép rửa tội lâu năm, nhưng đời sống vẫn không có gì thay đổi, vẫn khô khan, nguội lạnh và làm biếng việc lành. Tại sao lại như vậy? Có lẽ tại vì người ta làm việc đạo một cách máy móc cho qua lần chiếu lệ, hay mặc cả với Chúa để được hưởng giá rẻ trong việc giữ đạo.

Khi chịu Phép Rửa tội, người tín hữu phải tỏ ra tâm tình sám hối đi kèm. Tuy nhiên làm sao trẻ thơ có thể giục lòng sám hối? Ở đây, cha mẹ và người đỡ đầu và toàn thể dân Chúa thay thế cho con trẻ khi chịu phép rửa tội để giục lòng sám hối mà nhận lãnh đức tin. Để nhắc nhở cho người tín hữu về những ơn ích của Bí tích Rửa tội, hằng năm vào lễ Phục sinh, Giáo hội cho ôn lại lời hứa khi chịu Phép Rủa tội là: từ bỏ tội lỗi, từ bỏ Xatan và những quyến rũ gian tà. Giáo hội còn nhắc nhở cho người tín hữu tin vào Thiên Chúa là Cha, tin Chúa Giêsu Kitô và tin Chúa Thánh thần. Ngươòi tín hữu còn được nhắc nhở để đặt niềm tin vào Giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, tin phép tha tội, tin xác sống lại và sự sống vĩnh cửu nữa.

Bí tích Rửa tội là một biến cố lớn trong đời sống người tín hữu. Hoặc được rửa tội khi còn tuổi măng sữa, hay khi đã lớn khôn, người ta cần đem ý nghĩa vào việc rửa tội. Nếu được rửa tội khi đã khôn lớn, người ta phải xác tín về đức tin và về đạo. Nếu được rửa tội lúc còn nhỏ dại, khi lớn lên, người ta phải tự phê chuẩn đức tin mà ta đã lãnh nhận khi chịu phép Rửa tội. Ta không thể cậy dựa và tuỳ thuộc vào đức tin của cha mẹ và người đỡ đầu mãi mãi. Ta phải tập đi tập đứng trong đức tin. Khi mà hạt giống đức tin được vun trồng trong đời sống, ta phải nuôi dưỡng, chăm sóc, nếu muốn cho đức tin được tăng trưởng và sinh hoa kết quả thiêng liêng.

Lời nguyện xin cho được ơn nhận ra tầm quan trọng của Bí tích Rửa tội.

Lạy Chúa Giêsu! Đấng thiết lập Bí tích Rửa tội.

Bằng việc chịu phép rửa sám hối,

Chúa đã muốn phê chuận sứ mệnh của thánh Gioan.

Chúng con cầu nguyện cho những người tin Chúa

mà không nhận phép rửa tội.

Xin cho họ nhận thức được

tầm quan trọng của Bí tích Rửa tội.

Còn những người đã được sinh lại trong nước và Thánh thần,

xin cho họ được tiếp tục đi tìm kiếm nước Chúa. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch