CN_18_TN_CChúa Nhật 18 Thường Niên, Năm C

Gv 1:2, 2:21-23; Cl 3:1-5, 9-11; Lc 12:13-21

Một trong những bản năng của loài người là ước muốn được an toàn. Nghệ thuật quảng cáo mời gọi người ta cần mua bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm nhân mạng, mở chương mục tiết kiệm, vào chương trình an sinh xã hội.. đều đánh đúng vào bản năng muốn được an toàn và sinh tồn. Xét về đời sống vật chất, người ta sửa soạn dự liệu cho tương lai khi về hưu.

Người ta mong có tiền an sinh xã hội khi về già. Người ta cũng sửa soạn chia của con cháu, cho những người tuỳ thuộc vào họ trong trường hợp họ nằm xuống mà không dậy nổi.

Con  người ý thức về những thiếu thốn của mình, và rồi tìm đến người này, vật nọ mà có thể cung ứng những thiếu thốn của họ. Họ cần đến người nọ, vật kia để cậy dựa, để cho họ có gì bảo đảm an toàn. Kết quả là nhiều người đi tìm sai chỗ. Do đó họ không tìm thấy điều mà họ muốn tìm vì họ cậy dựa vào những sự vật trần thế mong manh, làm mất thế đứng của mình. Mặc dầu với những bảo đảm về phương diện vật chất, nhiều người vẫn không tìm thấy hạnh phúc.

Như  vậy người ta phải giải quyết thế nào cho vấn đề thiếu hạnh phúc ở đời này? Có phải ta cần tìm đến khoa học, kỹ thuật, tìm đến y học, thuốc an thần, thuốc chống lo âu, thuốc trị chán đời, hay tìm đến xì ke ma tuý, hay đến thứ gì khác không?

Tác giả bài trìch sách Giảng viên hôm nay nhận thức rằng mọi sự con người làm ra vất vả ở đời này là vô ích vì phải trao lại cho người khác đã không phải làm ra. Sách Giảng viên gọi những cố gắng của họ là phù vân (Gv 2:21). Vì thế mà thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Colossê căn dặn người tín hữu hãy hướng lòng trí về những sự thuộc thượng giới và đừng quá lo bận tâm tìm kiếm những gì thuộc hạ giới (Cl 3:2). Còn bài Phúc âm thì ghi lại câu chuyện: có một người đến xin Ðức Giêsu bảo anh mình chia gia tài (Lc 12:13). Chúa bảo anh ta phải tránh mọi thứ tham lam, vì tiền của không bảo đảm cho mạng sống con người. Rồi Chúa kể dụ ngôn về người phú hộ có ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, đến nỗi anh ta không có đủ kho nẫm để chứa. Anh ta bèn xây nhà kho mới. Và rồi anh ta tự nhủ mình: Hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư sài nhiều năm. Thôi cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã (Lc 12: 19). Ðến đây thì Chúa bảo người phú hộ: Ðồ ngốc! Nội đêm nay người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai (Lc 12:20).

 Tại sao tác giả sách Giảng viên lại gọi người làm việc vất vả với sự hiểu biết và khôn ngoan đời này là phù vân (Gv 2:23)? Tại sao Chúa Giêsu gọi người phú hộ đã tích trữ của cải trần gian là đồ ngốc (Mt 5:20)? Thưa là vì trong cả hai trường hợp họ làm việc vì công việc, coi việc làm là cùng đích và cứu cánh thay vì coi việc làm và của cải trần gian chỉ là phương tiện để hiện hữu và sống đời trần thế

Chúa Giêsu thấu hiểu ước muốn được an toàn của loài người. Chúa muốn người ta đáp ứng bản năng muốn được an toàn về phương diện vật chất. Tiền của là phương tiện cần thiết cho đời sống thể chất. Do đó người ta cần làm việc và để dành tiền cho những ngày trời mưa, phòng khi bệnh hoạn hay thất nghiệp. Chính Chúa cũng đã đặt một tông đồ lo việc giữ tiền. Tuy nhiên ta sẽ phạm một điều sai lầm lớn, nếu ta nghĩ rằng tiền của có thể bảo đảm cho ta một đời sống an toàn lâu dài. Mối khát vọng cho đời sống an toàn vĩnh cửu không thể nào được thoả mãn với những sự vật có tính cách chóng qua. Do đó trong Phúc âm Chúa muốn ta đặt cho đúng chỗ ước muốn được an toàn vĩnh cửu. Chúa muốn ta làm giàu trước mặt Thiên Chúa (Lc 12:21).

Ðọc Tin mừng Phúc âm hôm nay, ta không thấy có dấu hiệu gì ám chỉ người phú hộ kia đã làm giàu cách bất chính hay lường gạt ai. Ðiều sai lầm của người phú hộ là ông ta nghĩ rằng mình nắm được vận mệnh trong tương lai. Ông ta cậy dựa vào chính mình và tiền của để bảo đảm đời sống an toàn vật chất mà quên lãng việc tìm kiếm sự an toàn vĩnh cửu. Ông ta không chịu đi tìm kiếm của cải mà: kẻ trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá (Lc 12:33). Ông ta chỉ tìm sự an toàn ở đời này mà không nhìn xa trông rộng đủ để tìm kiếm một thứ an toàn mà chí có Thiên Chúa mới có thể cung ứng và bảo đảm. Ông ta đã không nhìn ra ngoài chính bản thân, cho tới lúc quá trễ.

Lời cầu nguyện xin cho biết tìm kiếm những sự vật vững bền:

Lạy Chúa, Chúa là thành luỹ và là nơi con nương tựa.

Xin dạy con biết hướng lòng trí về trời

để tìm kiếm những của cải vững bền.

Xin dạy con biết đặt trọn niềm tin tưởng,

cậy trông phó thác vào Chúa

trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời con:

khi vui hay buồn, thành công hay thất bại,

yếu đau hoặc mạnh khoẻ.

Xin đừng để con bao giờ ngã lòng trông cậy Chúa. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch