LE_MMT_CHUA_CLễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, Năm C

St 14:18-20; 1Cr 11:23-26; Lc 9:11b-17

Phụng vụ lời Chúa trong thánh lễ hôm nay nêu lên bối cảnh lịch sử của Bí tích Thánh thể. Bài trích sách Sáng thế mô tả thầy cả thượng phẩm Menkixêđê dâng bánh rượu và xin Chúa chúc phúc:

Xin Thiên Chúa Tối Cao, Ðấng dựng nên trời đất, chúc phúc cho Áp-ram (St 14:18). Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Corintô nhắc lại ý nghĩa của lời Chúa khi lập Bí tích Thánh thể: Ðây là Mình Thầy, hiến dâng vì anh em; anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy (1Cr 11:24). Còn Phúc âm ghi lại việc dân chúng đi theo Đức Giêsu để nghe lời Người. Khi chiều tàn, các tông đồ nhận ra có vấn đề. Dân chúng không đem theo thức ăn mà các ông chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá. Chúa Giêsu quyết định làm phép lạ biến hoá năm cái bánh và hai con cá (Lc 9:16) ra nhiều để nuôi dưỡng đám đông gồm năm ngàn người đàn ông (Lc 9:14). Chúa tỏ mối quan tâm đối với dân chúng bằng cách làm no thoả nhu cầu đói khát của ăn vật chất của họ.

Khi kiến bò bụng, người ta tìm cách để có được đồ ăn thức uống, hoặc lấy đồ ăn thức uống có sẵn trong kho, hay tủ lạnh, hoặc đi mua về nhà nấu nướng. Nếu không có sẵn, người ta tìm cách đi ăn xin. Cũng như Chúa dùng quyền năng biến năm cái bánh và hai con cá ra nhiều để nuôi đám đông, Chúa cũng dùng quyền năng biến đổi bánh rượu thành mình máu Người để nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của loài người.

Khi đói khát về của ăn thiêng liêng, người tín hữu cần tìm cách làm no thoả. Vậy điều người tín hữu cần có là bày tỏ nhu cầu đói khát thiêng liêng. Việc đói khát của ăn thiêng liêng phải bao hàm việc đói khát lời Chúa, đói khát bánh hằng sống, đói khát sự thật và sự thiện hảo, đói khát sự công bình và bác ái. Hôm nay ta cần tự hỏi xem ta thường khao khát những gì? Có phải ta khao khát giàu sang, phú quí, chức quyền, khao khát tiếng tăm, danh vọng, khao khát được biết đến không? Trong Phúc âm hôm nay ta thấy, việc đói khát lời Chúa khiến đám đông đi theo Chúa, và khi họ cảm thấy đói về của ăn vật chất, thì Chúa lại nuôi dưỡng thân xác họ bằng phép lạ hoá bánh. Ðó chính là ý nghĩa lời Chúa: Vậy hãy lo tìm Nước của Người, còn các thứ kia Người sẽ thêm cho (Lc 12:31). Lời Chúa đây có nghĩa là người ta cần tìm giờ để cầu nguyện và thờ phượng Chúa, tìm kiếm những sự thuộc về nước Chúa, còn những sự khác Chúa sẽ thêm sau.

Khi bị đầy bụng, làm đồ ăn thức uống khó tiêu, khiến ta không cảm thấy đói và không muốn ăn. Trường hợp đó người ta phải uống thuốc tiêu hay thuốc sổ, để làm tiêu hoá đồ ăn thức uống hầu có thể cảm thấy đói mà ăn. Cũng vậy, khi tâm hồn đầy ắp những chướng ngại vật là tội lỗi và các thứ tính mê nết xấu như kiêu căng, tự phụ, bịa đặt, vu khống, ghen ghét, thù hận, gian dối, lường gạt, tham lam, lo lắng, ham danh-lợi-thú ..., người ta không cảm thấy đói về phương diện thiêng liêng, khiến cho lời Chúa khó vào nhà tâm hồn được. Trường hợp đó người ta cần loại bỏ những rác rưởi trong tâm hồn thì mới có thể cảm thấy đói mà đi tìm của ăn thiêng liêng.

Từ khi Chúa lập Bí tích thánh thể, có cả hằng triệu người đã tìm đến cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa để tìm sức trợ lực, tìm sự an ủi cho cuộc sống. Họ đến để bày tỏ nỗi lòng: những lo âu, sợ hãi, chán nản. Họ đến để trút những gánh nặng, những cảnh phũ phàng của cuộc sống, những nỗi đắng cay, tủi hổ và khổ tâm của cá nhân cũng như gia đình vào lòng từ ái của Chúa. Họ đáp lại lời Chúa mời gọi: Hỡi tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Hãy mang lấy ách của tôi, và học với tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Và tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách của tôi thì êm ái và gánh tôi nhẹ nhàng (Mt 11:28-30).

Ðể đáp lại lời Chúa mời gọi, người tín hữu tìm đến Chúa ngự trong Bí tích Thánh Thể để xin Chúa là nguồn sức mạnh, là niềm vui, là sự cậy trông của cuôc đời. Khi mẹ Têrêsa được hỏi tại sao bà có đủ nghị lực làm việc phục vụ trẻ nghèo bên Ấn độ một cách liên tục và hăng say như vậy? Bà trả lời rằng Chúa Thánh Thể là sức mạnh của bà và bà cầu nguyện hằng giờ trước Mình thánh Chúa. Còn vô vàn vô số những người tín hữu khác, có cả người ngoài công giáo, đã đến nhà thờ có Mình thánh Chúa ngự để cầu nguyện. Họ quì gối, cúi mặt xuống cầu nguyện thầm thĩ với Chúa. Họ ngồi đó một mình ở góc nhà thờ có khi trong bóng tối hằng giờ đồng hồ, một mình tâm sự với Chúa. Họ để cho dòng lệ tuôn trào vì đau khổ hoặc vui mừng.

Chúa luôn ở đó chờ đợi ta. Ta có thể đến với Chúa bất cứ lúc nào, ngày đêm nếu nhà thờ mở cửa. Ta không cần kêu điện thoại, cũng không cần làm hẹn trước, cũng không cần gõ cửa. Ở đây trước nhà trạm có Mình thánh Chúa ngự, ta có thể nói với Chúa dựa theo tư tưởng của thánh Âu Tinh đại khái như sau: Lạy Chúa tâm hồn con còn lo âu khắc khoải cho tới khi được nghỉ yên trong Chúa. Thánh Âutinh muốn nói là tâm hồn ta sẽ phải tuyệt vọng, hoặc đi đến kết luận rằng chỉ có Chúa mới giải đáp được những thắc mắc của tâm hồn, mới đáp ứng được những nhu cầu khát vọng của ta, chỉ có Chúa mới là lẽ sống và là cùng đích của đời ta.

Lời cầu nguyện xin cho được đói khát của ăn thiêng liêng:

Lạy Chúa Giêsu Thánh thể.

Ðể ở lại với loài người cho đến tận thế,

Chúa lập Bí tích Thánh thể cho con nương tựa.

Cũng như con người đói khát về của ăn vật chất,

xin ban cho con được đói khát của ăn thiêng liêng

để con cảm thấy nhu cầu đi tìm kiếm.

Xin Chúa là lẽ sống, là niềm an ủi, là nguồn hi vọng,

là sức mạnh nâng đỡ con và là gia nghiệp đời con.

Còn những đói khát thiêng liêng của con,

xin Chúa làm no thoả. Amen.

 

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch