CN_31_Thuong_NienChúa Nhật 31 Thường Niên, Năm C

Kn 11:22-12:2; 2Tx 1:11-2:2; Lc 19:1-10

Quốc gia nào cũng cần tiền thuế để điều hành guồng máy chính phủ, duy trì trật tự an ninh, và cung cấp tiện ích công cộng. Tuy nhiên cũng có những hệ thống thuế vụ bất công, mà người ta gọi là siêu cao thuế nặng.

Ngay cả luật thuế vụ được coi là công bình nhất thế giới, cũng có những kẽ hở với những luật giảm chước, miễn trừ mà những người giầu có thường dùng để trốn thuế. Thế nên mới có câu chuyện Phúc âm hôm nay.

Việc Chúa đi vào thành Giê-ri-khô là cơ hội hiếm có để ông Dakêu có thể nhìn thấy Chúa. Tuy nhiên đám đông chen lấn khiến ông không thể thấy được Chúa vì ông là người nhỏ bé. Cũng may cho ông là ở Giêrikhô, thành phố nằm dưới mặt nước biển chừng 291 mét với đất đai phì nhiêu, có nhiều cây ăn trái như sung vả, chà là trồng hai bên đường. Khách du lịch đời nay đến thăm Giê-ri-khô thường được mời thưởng thức trái sung vả và hoặc chà là miễn phí. Cây sung vả có thân cây thấp với nhiều cành lá xum xuê cho nên dù ông Giakêu nhỏ bé và không trèo cây chuyên môn, ông vẫn có thể leo lên được để được xem thấy Chúa mà không màng bị chê cười nhạo báng. Không ngờ, Chúa nhìn lên cây, gọi ông: Này ông Dakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông (Lc 19:5).

Nếu đặt mình vào trường hợp ông Dakêu, ta cũng cảm được điều mà ông cảm. Ông có mặc cảm với tầm vóc nhỏ bé, và mặc cảm bị người đời khinh chê vì ông đánh thuế nặng, lại còn thu thuế cho chính phủ ngoại bang. Hôm nay ông lại có vẻ lăng xăng như đứa trẻ con: trèo lên cây để được xem thấy Chúa đi qua. Lòng mong mỏi muốn được xem thấy Chúa khiến ông quên đi việc giử tư cách người lớn của mình. Thế mà ông được Chúa để ý tới, gọi ông bằng tên. Ông có thể thắc mắc tại sao Chúa biết tên mình? Chúa còn muốn đến ở lại nhà ông nữa. Chu cha, sao mà đặc biệt quá vậy!

Ðáp lại lời mời gọi của Chúa, ông Dakêu vui mừng, vội vã xuống khỏi cây để đón tiếp Chúa vào nhà. Việc Chúa Giêsu vào nhà ông đã làm nhiều người Do thái, nhất là người Pharisêu căm phẫn. Họ không tán đồng việc Chúa vào nhà người mà họ coi là tội lỗi (c. 7) vì ông đánh thuế cắt cổ, lại còn thâu thuế cho chính phủ ngoại bang, đang cai trị họ.  Theo quan niệm của người Do thái thời bấy giờ thì việc giao du và lui tới nhà người tội lỗi cũng bị nhiễm tội (Lc 5:30; 7:34; 15:2).

Phúc âm kể lại ông là người giầu có nhờ tiền thuế thặng dư. Chính quyền La mã thời bấy giờ đang cai trị người Do thái, không đánh thuế dân chúng cách trực tiếp, mà cho dân đấu thầu để thu thuế. Và ông Dakêu đã trúng thầu để thu thuế cho chính quyền La mã. Nếu họ thu thuế cao hơn mức được ấn định trong giao kèo, thì họ được bỏ túi phần phụ trội. Vì thế người thu thuế thường bị dân chúng coi rẻ, liệt vào hàng tội lỗi và còn bị coi rẻ hơn nữa nếu người ấy lại đánh thuế nặng. Phúc âm hôm nay kể lại: Ông đứng đầu những người thu thuế và là người giầu có (Lc 19:2). Đứng đầu những người thu thuế nghĩa là ông Dakêu cho những người khác phụ thầu để thu thuế cho ông cho nên ông mới trở nên giầu có. Trước mặt Chúa, ông Dakêu đã ăn năn sám hối tội lỗi mình. Lòng thành của ông trong việc ăn năn thống hối được minh chứng bằng việc ông sẵn sàng chia phần nửa gia tài cho người nghèo khó và đền bù lại gấp bốn lần những gì ông đã làm thiệt hại cho người khác (c. 8). Theo pháp luật thì ông không phải đền gấp bốn lần, nhưng ông đã làm như vậy cách tự nguyện.

Ông Dakêu chắc đã phải nghe những lời xì xầm, trách móc của dân chúng về tính tham lam của ông trong việc thu thuế và còn nghe biết về những lời dạy bảo của Chúa về đức công bằng, bác ái, khiến lương tâm ông bị cắn rứt. Ông cũng phải nghe biết Chúa Giêsu hay tỏ lòng thương xót người tội lỗi nên hôm nay ông mới mong ước được thấy Chúa như vậy. Ðiểm tột đỉnh của câu chuyện là lúc Chúa Giêsu loan báo: Hôm nay ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Ápraham (Lc 19:9). Lời Chúa nói có nghĩa là tội lỗi ông đã được tha thứ. Như vậy ta thấy việc Chúa gọi ông Dakêu không những giải thoát ông khỏi tội lỗi, nhưng còn khiến ông cắt đứt xiềng xích tham lam trói buộc ông lại. Đêm nay chắc ông Dakêu phải ngủ yên giấc vì lương tâm ông được bình an sau khi đã xưng thú tội lỗi và làm hoà với Chúa.

Hôm nay mỗi người cần tự hỏi xem những xiềng xích nào đang trói buộc mình lại? Có phải tính tham lam, ích kỷ, kiêu ngạo, ghen tương, hận thù, danh lợi, thú vui hoặc nghiện ngập đang trói buộc mình lại không? Ðể được tự do thật, người ta phải cắt bỏ xiềng xích ràng buộc, làm cản trở mối liên hệ với Chúa. Làm sao người ta có thể noi gương bắt chước ông Dakêu để đền bù tội lỗi mình? Ông Dakêu đền bù tội lỗi bằng cách trả lại gấp bốn lần cho người mà ông đã làm thiệt hại. Để cho tù nhân đền bù tội lỗi, toà án dân sự cũng có thể đòi phạm nhân làm việc phục vụ cộng đồng như quét dọn, hốt rác trong cơ sở xã hội hay ngoài đường phố thay vì ngồi tù.

Để đền bù tội lỗi mình, người tín hữu có thể tự ý làm việc phục vụ nơi nhà thờ, hoặc cơ sở bác ái xã hội để phụng sự và phục vụ. Người tín hữu cũng có thể noi gương bắt chước thánh Têrêsa Hài đồng, chịu đựng những lời nói hay việc làm trái ý mình của người khác, vì lòng yêu mến Chúa, để cầu cho người có tội ăn năn trở lại. Đem ý tưởng đền tội vào việc chịu đựng những lời nói hay việc làm trái ý mình, có công hiệu giúp cho việc chịu đựng được nhẹ nhàng hơn. Đang bực mình khó chịu vì những phê bình, chỉ trích của người khác, khiến máu bốc lên đầu chẳng hạn, mà đem ý tưởng đền tội vào việc chịu đựng những lời nói, hay việc làm trái ý mình, có công hiệu giống như lấy gáo nước lạnh mà dội lên đầu vậy. Nếu nhớ và nhắc đến tội nào đặc biệt mà mình đã phạm để chịu đựng vì lòng yêu mến Chúa, thì việc chịu đựng để đền tội càng có công hiệu hơn, nghĩa là chịu đựng dễ  dàng hơn.

Thiên Chúa hằng đứng ngoài gõ cửa nhà linh hồn và chờ đợi tiếng đáp trả của loài người, để bỏ đường tội lỗi, trở về với Chúa. Nếu người ta không mở cửa và không mời Chúa vào, thì Chúa cũng chịu vì Chúa tôn trọng tự do của loài người: hoặc đáp trả hay từ chối. Chúa không ép buộc loài người phải đáp trả. Chúa chỉ mời gọi. Nếu không có tự do lựa chọn, sẽ không có vấn đề công tội, cũng không có vấn đề thưởng phạt.

Lời cầu nguyện xin cho được ơn hoán cải đời sống:

Lạy Ðấng công mimh và chính trực !

Cảm tạ Chúa đã ban cho con đôi tay và trí óc làm việc.

Xin tha thứ những lần con tham lam, lừờng gạt,

lừa đảo và lỗi đức công bằng,

mà không tỏ lòng xám hối.

Xin giúp con có can đảm cắt bỏ mọi xiềng xích tội lỗi,

và nết xấu đang trói buộc con lại,

để được sống trong tự do và ơn nghĩa với Chúa. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch