CN_13_TN_CChúa Nhật 13 Thường Niên, Năm C

1V 19:16b,19-21; Gl 5:1, 13-18; Lc 9:51-62

Không phải hễ muốn theo Chúa là được toại nguyện. Ðó chính là điều mà Phúc âm hôm nay ghi lại. Những người mạo nhận theo Chúa trong Phúc âm hôm nay toan đưa ra những lí do để cáo lỗi: người thì sợ không có tương lai bảo đảm (Lc 9:57); người khác thì xin phép về chôn cất cha trước (c. 59); người khác nữa lại xin phép về để từ giã gia đình (c. 61).

Theo Chúa thì phải trả một giá cả nào đó chứ không phải cứ theo khơi khơi là đủ. Giá cả mà người ta phải trả để làm môn đệ Chúa là phải chấp nhận những thiếu thốn, những bất tiện nghi của việc đi theo Chúa như chính Người đôi khi không có chỗ dựa đầu (Lc 9:58). Theo Chúa thì phải chấp nhận việc được sai đi làm việc truyền giáo dưới danh nghĩa là giáo sĩ hay giáo dân tại những xứ truyền giáo có thể là nghèo khổ túng thiếu, có thể bị tẩy chay, bị bách hại làm nguy hiểm đến tính mạng. Người đi truyền giáo phải chấp nhận đời sống thử thách: phải học theo phong tục tập quán của người bản xứ, phải dùng những thức ăn uống mà mình không thích và phải học tiếng nói của dân bản xứ nữa.

Giá cả mà Chúa đòi cho việc làm môn đệ của Ngài là: Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết. Còn anh em hãy đi loan báo triều đại Thiên Chúa (Lc 9:60). Vậy nếu việc loan báo Tin mừng và việc mục vụ là khẩn thiết vào lúc đó thì việc chôn cất người thân nhân có thể được giàn xếp để cho người khác lo liệu. Ði theo Chúa làm việc tông đồ mục vụ có thể không có đủ thời giờ từ biệt hay về thăm gia đình như lời Chúa bảo: Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái cổ lại đàng sau, thì không thích hợp với nước Thiên Chúa (Lc 9:62). Vào lúc nào đó việc tông đồ, việc giảng dạy có thể được ưu tiên hơn việc về thăm gia đình.

Có bao giờ ta mặc cả với Chúa như là: Lạy Chúa nếu con theo Chúa, nếu con giữ đạo Chúa, nếu con thế nọ thế kia, thì con sẽ được phần thưởng gì? Chúa nhật hôm nay xin cho con bỏ lễ thờ phượng vì con cần phải đi thăm người bạn đang đau ốm, con cần phải đi dự tiệc cưới, con cần phải đi sắm đồ, con phải ở nhà tiếp khách. Xin để cho con lo vài chuyện nhà trước đã, rồi con sẽ đến nhà thờ để thờ phượng Chúa và giúp việc nhà Chúa.

Khi người ta toan mặc cả với Chúa để được hưởng giá rẻ cho việc làm môn đệ, hay để giữ những điều kiện tối thiểu cho việc sống đức tin, thì làm sao người ta có thể mong Chúa biến đổi tâm hồn và đời sống? Mặc cả như vậy thì giống như là đứa con mặc cả với cha mẹ mà nói: Thưa ba, thưa mẹ nếu con làm việc nọ việc kia cho ba, cho mẹ, thì ba mẹ thưởng cho con điều gì đây? Như vậy cha mẹ nào cũng thấy, đứa con làm việc cho mình không phải vì yêu, mà vì phần thưởng. Tiếc thay có những cha mẹ thiếu hiểu biết đã giáo dục con cái sống và làm việc theo lối mặc cả đó.

Giá cả để làm môn đệ Chúa là phải biết đặt lại thứ tự ưu tiên cho bậc thang giá trị của cuộc sống. Chúa đến để đổi ngược lại bậc thang giá trị của loài người. Xét theo giáo lí Kitô giáo thì trong bậc thang giá trị, giá trị vật chất phải nhường chỗ cho giá trị tinh thần, và giá trị tinh thần phải nhường chỗ cho giá trị thiêng liêng. Chúa mời gọi tất cả mọi người Kitô hữu làm môn đệ, chứ không riêng gì linh mục và nam nữ tu sĩ. Cách thế người ta theo Chúa tuỳ thuộc phần lớn vào những hoàn cảnh và địa vị riêng biệt của mỗi người. Chúa không đòi hỏi mọi người phải hiến thân làm linh mục hay nam nữ tu sĩ. Ða số người Kitô giáo theo Chúa trong đời sống làm người giáo dân: người vợ, người chồng, người cha, người mẹ trong gia đình hoặc người sống độc thân giữa đời.

Mỗi người tín hữu đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội được gọi để làm môn đệ Chúa, để sống và thực hành đức tin. Ðể làm môn đệ Chúa, người ta phải hy sinh đến nhà thờ để thờ phượng Chúa cách công cộng. Người ta phải dùng thời giờ để học hỏi về đạo giáo, về giáo lý Phúc âm. Người ta phải tuân giữ luật Chúa và sống giới răn Chúa. Người ta có thể bị hiểu lầm và kì thị chỉ vì theo đạo công giáo. Người ta có thể bị bách hại vì tin theo Chúa. Thực hành việc làm môn đệ Chúa không phải là việc làm máy móc cho qua lần chiếu lệ, có tính cách miễn cưỡng. Ðể làm môn đệ Chúa, người ta phải sẵn sàng trả giá cả để sống khác biệt: khác biệt trong tư tưởng, lời nói và hành động, khác biệt trong cách đánh giá trị khác nhau trong cuộc sống. Làm môn đệ theo nguyên tự của tiếng La tinh bắt nguồn từ động từ discere, có nghĩa là học, học đi học lại. Khi làm sai thì người ta lại làm lại cho tới khi thành công. Sống đức tin cũng phải học để sống, cho khỏi sống lơ là, khỏi sống cho qua lần chiếu lệ.

Nhiều người tín hữu phàn nàn họ được rửa tội từ nhỏ, theo đạo nhiều năm, nhưng vẫn không cảm thấy đạo giáo giúp ích được gì cho đời sống thiêng liêng. Sở dĩ đạo giáo không giúp ích được gì cho đời sống thiêng liêng bởi vì người ta giữ đạo một cách tối thiểu, theo hình thức cho qua lần chiếu lệ. Ơn Chúa mà người ta lãnh nhận khi chịu phép rửa tội bị tù hãm và bị tắc nghẽn bằng những chướng ngại vật trong tâm hồn. Ðể ơn Chúa có thể tác động trong tâm hồn, người ta cần phải mở lắp đậy, nghĩa là loại bỏ những chướng ngại vật trong đời sống để ơn Chúa có thể thấm nhập vào tâm hồn, tác động tâm hồn và làm thay đổi cuộc sống.

Lời cầu nguyện xin cho được trung thành trong việc làm môn đệ:

Lạy Chúa Giêsu là đường, là sự thật và là sự sống.

Qua Bí tích Rửa tội và Thêm sức,

Chúa kêu gọi con đi làm môn đệ Chúa.

Xin dạy con biết học làm môn đệ.

Xin ban cho con ơn kiên trì và can đảm

để con biết vượt thắng những khó khăn thử thách

hầu có thể trung thành theo Chúa. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch