Sống tinh thần Mùa Vọng
Cũng như thời tiết phân chia thời gian thành những mùa khác nhau như: Xuân, Hạ, Thu, Đông, thì Giáo Hội cũng phân chia thời gian trong năm thành những mùa phụng vụ khác nhau. Nếu trong năm chỉ có một mùa không thay đổi, thì người ta dễ sinh nhàm chán. Giáo Hội Mẹ khôn ngoan cũng chia năm phụng vụ thành những mùa khác nhau.
Mùa Vọng khởi đầu niên lịch phụng vụ của Giáo Hội. Mùa Vọng kéo dài khoảng 4 tuần lễ, bắt đầu từ Lễ Vọng Chúa Nhật 1 Mùa Vọng, tận cuối Tháng 11 hay thoạt đầu Tháng 12, cho tới Lễ Vọng Giáng Sinh.
Mùa Vọng là thời gian Giáo Hội tập trung chú ý vào kỉ niệm biến cố ‘Chúa đến’. Nhìn về trước thì Mùa Vọng nhắc nhở những chuỗi năm dài, mà nhân loại đợi chờ Đấng Cứu Thế giáng sinh. Nhìn về sau thì Mùa Vọng nhắc nhở ngày Chúa giáng trần lần thứ hai trong ngày tận cùng cuộc đời. Mùa Vọng giúp người tín hữu xác tín hơn về Đức Kitô là nền tảng đức tin và chân thành phó thác tương lai trong tay Thiên Chúa quan phòng. Nhìn về thực tế thì Mùa Vọng hướng về việc Chúa Kitô đến trong tâm hồn. Thánh Kinh nhắc nhở người tín hữu về việc Chúa đến một cách vô hình trong đời sống để nâng đỡ sự ‘yếu đuối’ và khuyến khích người tín hữu thăng tiến trên đường chân, thiện, mĩ. (Đoạn này được mượn ý từ Niên lịch Công Giáo 1990).
Mỗi người tín hữu cần đặt cho mình một mối hi vọng nào đó: hi vọng có việc làm thích hợp, hi vọng đời sống kinh tế gia đình được cải tiến, hi vọng đời sống đạo hạnh được thăng tiến, hi vọng mối liên hệ gia đình được phát triển, hi vọng con cái được thành đạt, hi vọng ngày mai trời lại sáng. Còn hi vọng là còn cầu nguyện. Khi tuyệt vọng, người ta sẽ thôi cầu nguyện.
Thánh kinh Cựu ước là một câu truyện đợi chờ. Người Do thái luôn ghi nhớ lời Chúa hứa ban Ðấng cứu thế. Và họ nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của họ bằng niềm hi vọng đó. Ðồi với người Do thái, thì Giavê là niềm hi vọng của họ. Ðộng lực khiến họ đặt hi vọng vào Ðức Giavê là những việc lạ lùng Người đã làm cho họ trong quá khứ. Ðối với ngưởi Kitô giáo, thì Chúa Cứu Thế phải là nguồn hi vọng và là lẽ sống của mỗi người.
Mùa Vọng mà Giáo Hội bắt đầu hôm nay là mùa hi vọng. Giáo hội dùng phụng vụ lời Chúa để khơi dậy trong tâm hồn người tín hữu lòng mong mỏi đợi chờ Chúa đến. Việc Chúa đến lần thứ nhất trong lịch sử loài người đã được thực hiện khi Chúa Cứu Thế giáng sinh tại Bêlem. Việc Chúa đến lần thứ hai cũng đã được thực hiện và còn tiếp tục được thực hiện khi Chúa đến bằng ơn thánh trong mỗi bí tích họ lãnh nhận, trong lời cầu nguyện và việc hi sinh bác ái họ làm. Việc Chúa đến lần thứ ba sẽ xẩy ra khi Chúa sai thiên thần đến gọi người tín hữu ra khỏi đời này. Việc Chúa đến lần bốn và là lần sau hết khi Chúa đến vào ngày sau hết để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Nếu tỉnh thức đợi chờ, thì Chúa đến vào giai đoạn nào đi nữa trong ba giai đoạn cuối, thì việc đợi chờ của ngươòi tín hữu sẽ là đợi chờ trong hi vọng. Còn nếu không tỉnh thức, thì việc đợi chờ sẽ trở thành đợi chờ trong lo âu, sợ hãi.
Trong mùa Vọng người ta thấy trên cung thánh của nhiều nhà thờ có trưng một vòng lá và nến Mùa Vọng. Vòng tròn tượng trưng cho bản tính vĩnh cửu của Thiên Chúa vĩnh hằng. Mầu lá xanh tượng trưng cho bản tính bất tử của Thiên Chúa.
Bốn cây nến tượng trưng cho bốn tuần lễ mùa Vọng. Mầu nến tím, tượng trưng cho lòng sám hối, sửa soạn tâm hồn đón nhận Ðấng Cứu thế. Cây nến mầu hồng được thắp lên vào Chúa nhật thứ ba Mùa Vọng, tượng trưng cho niềm vui mừng vì Ðấng cứu thế sắp ra đời. Có nhà thờ còn trưng thêm cây nến mầu trắng ở giữa vòng lá tượng trưng cho Chúa cứu thế đến trong ngày Giáng Sinh.
Trong Mùa Vọng, Giáo Hội không đọc hay hát kinh Vinh Danh, mà đợi tới ngày Giáng Sinh mới hát vọng với các thiên thần để ca tụng Thiên Chúa giáng trần. Cũng trong Mùa Vọng, Giáo Hội dùng mầu sắc mầu tím như áo lễ tím, nến mùa vọng tím, thông tin giấy mầu tím, tượng trưng cho tâm hồn sám hối, chờ ngày Chúa đến.
Ðể sửa soạn cho dân chúng đón nhận Ðấng Cứu thế, Gioan Tiền hô, đi vào sa mạc, rao giảng phép rửa sám hối, loan báo sứ điệp: Hãy sám hối vì Nước Trời đã gần đến (Mt 3:2). Sứ điệp sám hối của Gioan Tiền hô cũng là sứ điệp sám hối của chính Đức Giêsu trong Phúc âm: Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã gần đến (Mt 4:17). Công Ðồng Vaticanô II trong Hiến Chế về Phụng Vụ thánh cũng khẳng định: Còn đối với những tín hữu, Giáo Hội cũng phải luôn luôn rao giảng đức tin và sự sám hối cho người tín hữu. (Phụng Vụ # 9).
Sám hối hay thống hối là từ bỏ tội lỗi, hoán cải nội tâm, đòi hỏi một cuộc đổi mới toàn diện, có ảnh hưởng sâu rộng trong tâm hồn và đời sống mỗi người. Không có tâm tình sám hối, người ta sẽ không cảm thấy gần Chúa và cần Chúa; không cảm thấy tâm tình yêu mến Chúa khi dâng lễ cầu nguyện. Do đó người ta sẽ giữ đạo một cách máy móc cho qua lần chiếu lệ theo bổn phận, vì cha mẹ đã giữ đạo, không cảm thấy vui khi sống đức tin vì không cảm thấ đời sống đức tin có ý nghĩa.
Trong Mùa Vọng, người tín hữu cầu xin Chúa khơi dậy trong tâm hồn tâm tình sám hối, để có thể cảm thấy gần Chúa và cần Chúa, mong mỏi Chúa đến bằng ơn thánh.
Có linh mục còn khuyến khích nữ giới bận áo màu tím để giúp gây ý thức về tâm tình sám hối, dọn đường đón nhận Đấng Cứu Thế đến trong tâm hồn: 'Trời cao hãy đổ sương xuống. Và ngàn mây hãy mưa Đấng Cứu Độ'.
Áp dụng vào đời sống cá nhân hay gia đình:
Tại mỗi gia đình trong phòng khách cũng có thể thiết kế vòng lá nến Mùa Vọng. Trong Mùa Vọng có thể thắp lên cây nến Mùa Vọng của tuần đó, rồi đọc kinh:
(1). Đọc kinh riêng hay đọc kinh chung với gia đình như quen đọc..
(2). Hoặc có thể đọc theo cách: bắt đầu bằng bài thánh ca Mùa Vọng, hoặc làm dấu Thánh Giá, đọc Kinh Chúa Thánh Thần, đọc bài Phúc Âm của Chúa Nhật đó hoặc ngày đó, mỗi người xướng lên một lời nguyện rồi tiếp: Chúng con cầu xin Chúa. Mọi người đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Rồi trưởng gia đình có thể dâng lời cầu nguyện kết thúc, hoặc đọc một Kinh Lạy Cha, 3 Kinh Kính Mừng, một Kinh “Sáng Dánh”. Rồi đọc Kinh “Cám Ơn”, Kinh “Trông Cậy”, Kinh “Lạy Nữ Vương”, Kinh “Hãy Nhớ”. Có thể hát bài kết thúc.
Dựa vào cách thế cầu nguyện trên, mỗi gia đình có thể thêm hay bớt kinh đọc hay bài hát tuỳ hoàn cảnh gia đình và tâm tính mỗi người hay mỗi gia đình.
Vào những mùa khác trong năm, khi dạy con cháu đọc kinh trước khi đi ngủ, cũng có thể dạy con cháu đọc một số kinh tương tự như trên.
Đó là những cách thế cụ thể để dạy con cháu nhỏ sống tinh thần Mùa Vọng nói riêng và sống đạo nói chung. Những cảm nghiệm thiêng liêng mà con cháu có được khi làm dấu Thánh giá, khi khoanh cánh hoặc chắp tay cầu nguyện trước vòng lá nến Mùa Vọng sẽ ghi sâu vào tâm khảm con em, thay vì chỉ thấy hình ảnh giữ đạo miễn cưỡng bên ngoài, khiến con cháu khó quên được.
Cha mẹ làm dấu thánh giá cách hời hợt và cẩu thả sẽ khiến con cháu cũng có thể bắt chước gương xấu mà làm dấu Thánh Giá cẩu thả và hời hợt. Làm dấu Thánh Giá như vậy là phản chứng và phản cảm. Có người ngoài Công Giáo kia hỏi một linh mục xem người Công Giáo vẽ vòng gì trước mặt vậy. Nghĩ mãi linh mục Công Giáo mới đoán là người ngoài Công Giáo hỏi về dấu Tháng Giá mà có những người Công Giáo làm một cách hời hợt và cẩu thả.
Khi làm dấu Thánh Giá, người tín hữu nhân danh Chúa Ba Ngôi: Nhân danh Cha (đặt bàn tay lên trán) và Con (đặt bàn tay lên ngực) và Thánh Thần (đặt bàn tay lên vai trái, rồi lên vai phải) giúp họ đọc kinh cầu nguyện. Khi làm dấu Thánh Giá cách hời hợt và cẩu thả, có những người thêm vào một ngôi nữa một cách vô ý thức khi đọc: Nhân dang Cha, và Con, và Thánh, và Thần, thay vì “và Thánh Thần”. Nếu người xưa nói “Dạy con từ thưở lên ba”, thì người Công Giáo cũng cần dạy con cháu về đời sống đạo “từ thuở lên ba”.
Đối với trẻ nhò, việc dùng những hình cảnh cụ thể để dạy con làm việc đạo, sẽ ghi một dấu ấn thiêng liêng sâu đậm vào tâm khảm con cháu. Dạy con cháu làm dấu Thánh Giá cách hời hợt cẩu thả khiến con cháu cũng sẽ làm dấu Thánh Giá cách cẩu thả và hời hợt, không ghi được ấn tưọng thiêng liêng vào tâm khảm con cháu. Còn dạy con làm dấu Thánh Giá và quỳ gối chắp tay cầu nguyện với ý nghĩa, sẽ giúp ghi một dấu ấn thiêng liêng vào tâm khảm con cháu. Những gì ghi trong đầu óc thì dễ quên. Còn những ấn tượng ghi vào tâm khảm thì khó mà quên được.
Giúp con cháu ghi dấu ấn thiêng liêng vào tâm khảm khi còn nhỏ tuổi rất là quan trọng trong việc giữ đạo và vui sống đức tin của con cháu sau này thay vì dạy con cháu giữ đạo một cách miễn cưỡng vì bố mẹ bảo phải giữ.
Lm Trần Bình Trọng.
---------------------------------------------------
Living the Advent Spirit:
Just as the weather divides time into different seasons: Spring, Summer, Autumn, and Winter, the Church also divides the time of the year into different liturgical seasons. If there is only one season in a year, un-changing, then people can easily get bored. The Mother Church also divides the liturgical year into different seasons.
Advent begins the liturgical year of the Church. Advent lasts about 4 weeks, from the 1st Sunday of Advent, to the end of November or the beginning of December, until Christmas Eve.
Advent is a time when the Church focuses her attention on the anniversary of the 'coming of the Lord'. Looking ahead, Advent reminds us of series of years long in which the human kind awaits the birth of the Savior. Looking back, Advent reminds us of the second coming of the Lord on the last day of life. Advent helps believers become more convinced of Christ as the foundation of their faith and sincerely entrust the future to God's providence. In reality, Advent is about the coming of Christ in the heart. The Bible reminds believers of God's invisible coming into life to support the "weakness" and encourage the believer to advance on the path of truth, goodness, and beauty. (This passage is borrowed from the 1990 Catholic Almanac.).
Every believer needs to set some hope for himself: hope for a suitable job, hope for an improvement in family economic life, hope for an improvement in piety, hope for a family relatioshp developed, hope for children to be successful, and hope for the sun shine tomorrow. With hope, there is prayer. Without hope, people will stp praying.
The Old Testament scripture is a story of waiting. The Jews always remembered God's promise to send a Savior. And they nourish their spiritual lives with that hope. For the Jews, Yahweh is their hope. The motivation for them to put their hope in God was the wonderful things He had done for them in the past. For Christians, Christ must be the source of hope and reason to live for each person.
The Advent season that the Church begins today is a season of hope. The Church uses the liturgy of the word to arouse in the hearts of the faithful a longing for the coming of the Savior. The first coming of the Lord in human history was accomplished when the Savior was born in Bethlehem. The second coming was also done and continues to be done when the Lord comes with grace in every sacrament they receive, in their prayers and in the charitable works they make. The third coming of the Lord will take place when God sends his angel to call the faithful out of this world. The fourth and final coming of the Lord when he comes on the last day to judge the living and the dead. If it is watchful in wait when the Lord comes in any stage, the believer's waiting will be waiting in hope. Otherwise, the waiting will turn into waiting in anxiety and fear.
During Advent one can see on the sanctuary of many churches a wreath of leaves and Advent candles. The circle represents the eternal nature of the eternal God. The green leaves represent the immortal nature of God.
John Tran Binh Trong