Dòng nước phù sa từ thượng nguồn đổ về, trải dài trên cánh đồng lúa con gái mượt mà đang trổ bông. Giòng nước mang lại sức sống, bón thêm mầu mỡ, không hẳn chỉ cho ruộng lúa mà còn cho các sinh vật đang sống trên những thửa ruộng này.

Từ đây các loại tôm cá hảo hạng đã cung cấp cho dân làng những món ăn khoái khẩu.

Những cánh đồng lúa tràn đầy nhựa sống này đã mang lại họ Trần trong hai thế kỷ lập nghiệp, sinh sống tại đây theo kế hoạch  chiêu dân lập ấp tại của Thần Phù của Cụ Trần Văn Kỳ. Không phải chỉ những thỷ sản mà cả những sinh vật sống trên dẫy núi Trường Sơn khởi đầu từ đây. Sau những trận mưa rào, dân làn lên núi bắt ốc, loại ốc nổi tiếng mà dân Âu Mỹ chọn là món ăn quý. Những màng thạch nhĩ trong xanh cung cấp cho các bà nội trợ thực phẩm làm nộm gỏi, còn ngon hơn nộm gỏi sứa.

Bốn mặt chung quanh làng tại cửa Thần Phù là núi non vây bọc như một bức tường thành kiên cố do thiên nhiên cấu tạo che chở cho dân cư trong vùng. Chung quanh miền có những danh lam thắng cảnh kèm theo những huyền thoại trong dân gian. Nơi đây cũng tạo nên những vị trí chiến thuật chiến lược trong nhiều thế kỷ, kể cả trong thời cận đại sau thế chiến thứ hai, mà người ta tìm thấy trong sử sách.

Trong nhiều năm, tôi muốn tìm kiếm trong sử liệu, văn chương những tài liệu nói về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Khi tìm những tài liệu đó, tôi chỉ muốn có một số kiến thức tạm đủ thoả mãn mong ước. Việc trước tiên là tôi muốn tìm  một cuốn sách của một tác giả nào đó viết về        cửa Thần Phù.

  

Trong khuôn khổ nhỏ hẹp giới thiệu về ranh giới của Thần Phù trong nhiều thế kỷ; nơi hiểm yếu nhất là của Chính Đại và phần đất bồi mới tại đây; kế tiếp là những huyền thoại, sử liệu văn thơ liên quan đến cửa Thần Phù; tôi cũng không quên nói qua về công cuộc chiêu dân lập ấp của cụ Trần Văn Kỳ trong thế kỷ mười chín. Những truyện còn lại trong vùng tôi đã ghi lại phảng phát trong nhiều đề tài khác nhau bao gồm một số những biến chuyển của thời cuộc trong thế kỷ thứ hai mươi mà dòng tộc chúng tôi đã sống và chứng kiến. Có những chuyện giằng co trong văn bản là để trả lời cho một số vấn đề cần phải đươọc nhắc lại cho đúng.

Trước hết tôi thành thức cám ơn các anh em của tôi: ông Trần Văn Dưỡng, linh mục Trần Khắc Hỷ, ông Trần Hữu Ích, tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng đã cung cấp nhiều tài liệu trong gia phả, nhiều hình ảnh và trực tiếp khuyến khích tôi viết cuốn sách này. Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng đã góp ý đặt tên cuốn sách và viết bài giới thiệu tác phẩm: nơi đây anh em chúng tôi đã được sinh ra đồng lứa tuổi, lớn lên và chứng kiến qua những thăng trầm trong vùng, qua những biến chuyển của thời cuộc.

Tôi cũng cám ơn các thân hữu: giáo sư Đặng Phùng Quân, người đã góp ý và theo dõi việc viết lách của tôi, giáo sư Trần Quang Tuấn, giáo sư Đàm Quang Hưng, ông Nguyễn Khắc Lai, ông Nguyễn Văn Đông và phu nhân nhà văn Nguyện Nhung đã khuyến khích và cổ võ tôi trong việc làm này.

Về công trình sắp xếp bài vở, tu bổ và ấn hành cuốn sách  do anh Nguyễn Đức Việt, con rể cả của chúng tôi thực hiện. Không phải chỉ riêng việc ấn hành các sá ch cuủa tôi mà anh còn giúp cho việc sắp xếp và ấn hành nhiều tác phẩm của các tác giả và thân hữu khác: anh đã dành rất nhiều thời giờ cho việc làm này.

Với anh em, con cháu trong dòng tộc họ Trầnvà thân hữu đã một thời sống tại cửa Thần Phù, thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá và huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình: xin coi đây là món quà kỉ niệm, ghi dấu một thời  chúng ta đã sống trên giải đất mầu mỡ  này. Với độc giả:  đây là một chút tài liệu lượm lặt  để giúp quí vị tìm hiểu về miền đất này là phần đất có thực trên quê hương Việt Nam, chứ không phải là một huyền thoại.

Thành thực cám ơn tất cả quí vị.

Trần Khánh Liễm.

P.O. Box 1873

Pearland, TX 77588

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch