Chúng ta có thể tự hỏi: “Tại sao hy tế của các con vật trong đền thờ thời xa xưa lại được Thiên Chúa tha thứ các tội lỗi?” Xét cho cùng, thật khó để hiểu tại sao việc giết một con vật sẽ tha thứ tội lỗi của con người. Dẫu rằng Cựu ước dường như nói về điều đó, nhưng tự nó, máu của các con bò và con dê không thể nào gánh tội được (x. Is 1,11; 63,3; x. Tv 50,8-13).

Tác phẩm: Những điều căn bản về Kinh Thánh

Nguyên tác: Bible Basics for Catholics – A New Picture of Salvation History

Tác giả: John Bergsma

Chuyển ngữ: Phê-rô Nguyên Ngọc

Lời giới thiệu – Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm

Có một nhận xét chung là người Công giáo ít tiếp cận và học hỏi Kinh Thánh. Có lẽ phần đông người Công giáo chỉ nghe Kinh Thánh khi tham dự Thánh lễ chứ không trực tiếp đọc, và tiếc thay, chỉ là nghe những trích đoạn rời rạc, nên khó thấy được tầm nhìn lớn của Kinh Thánh.

Tác giả đã không chỉ giúp người đọc tiếp cận Kinh Thánh như một tác phẩm để nghiên cứu, nhưng còn giúp chúng ta suy nghĩ và tìm thấy câu trả lời cho những vấn nạn quan trọng của đời người và đời Ki-tô hữu, chẳng hạn, đâu là ý nghĩa và mục đích tối hậu của cuộc đời? Đâu là ý nghĩa của việc thờ phượng trong đời sống Ki-tô hữu? Đâu là giá trị đích thực của người môn đệ Đức Giê-su?

Tôi tin rằng quyển sách này sẽ là người bạn đồng hành lí tưởng cho những ai yêu mến học hỏi Lời Chúa.

Nhận xét tác phẩm

Hãy để tiến sĩ Bergsma đưa bạn đi một chuyến hành trình về lịch sử cứu độ, bằng cách mang lại cho bạn một “cái nhìn toàn cảnh” về vở kịch Kinh Thánh. Khi được đưa đi như thế, bạn không những có được “bức tranh lớn” về Kinh Thánh mà còn tìm thấy chính mình được kéo vào trong cốt truyện của Kinh Thánh, vốn là câu chuyện giao ước về kế hoạch đầy tình phụ tử của Thiên Chúa dành cho những người con trai và con gái của Người, mỗi người và từng người trong chúng ta. Scott Hahn

Chia sẻ từ tác giả

Điều tôi muốn chia sẻ với bạn trong quyển sách này là kiến thức căn bản, “một bức tranh lớn” toàn diện về Kinh Thánh mà ngay từ đầu chính tôi đã khao khát khi bắt đầu đọc Kinh Thánh3 một cách nghiêm túc khoảng 30 năm qua. Tôi cảm nhận rằng tôi bỏ ra 12 năm học hành kể từ khi tốt nghiệp trung học chỉ để khám phá ra thứ có trật tự - hầu như là tình cờ. Niềm hy vọng của tôi là bạn sẽ không phải chờ đợi 12 năm để có được thứ có trật tự này.

Mục lục

Giao ước với A-đam, Giao ước với Nô-ê, Giao ước với Áp-ra-ham, Giao ước với Mô-sê, Giao ước với Đa-vit, Giao ước với nơi các Ngôn sứ, Thánh Thể, tiệc cưới con chiên

Từ ngữ

Giao ước là gì?

Vài người sẽ nói rằng giao ước giống như bản hợp đồng, chỉ khác là bạn trao đổi con người chứ không phải tài sản. Điều đó đúng, nhưng sâu xa hơn. Vài người khác lại cho rằng giao ước là một hình thức hợp pháp để biến một người nào đó thành một thành viên của gia đình mình6 – hiển nhiên, người nào đó trước đây không phải là một thành viên của gia đình bạn.

Hai ví dụ tuyệt vời về giao ước là nhận làm con nuôi và hôn nhân. Trong trường hợp nhận làm con nuôi, ít nhất trong thế giới cổ đại, bạn đưa một đứa trẻ không hề có họ hàng gì với mình đến trước các vị tư tế, vị trưởng làng, hay vài người khác có thẩm quyền và bạn tuyên thệ những lời thề trọng thể rằng đứa trẻ này giờ đây thuộc về mình. Sau đó bạn đi về nhà cùng đứa con mới này. Đối với ngày nay, trong trường hợp hôn nhân, chúng ta chính thức đứng trước một vị linh mục, và tuyên thệ những lời thề trọng thể với nhau. Hai người khi bước vào tòa nhà nhưng khi bước ra lại là chồng và vợ. Hai “người lạ” đã trở thành gia đình bằng việc ký kết một giao ước. Cũng vậy, vị linh mục cầu nguyện trong Thánh lễ: “Biết bao lần Người đã ban cho họ các giao ước”, nó có nghĩa là: “Thiên Chúa không ngừng nỗ lực biến chúng ta thành gia đình của Người”.

Ngọn núi

Trong lúc tìm hiểu điều gì khiến cho các giao ước này có cùng một điểm chung, thì tôi để ý thấy rằng từng giao ước trong sáu giao ước đều được ký kết trên đỉnh núi, nghĩa là, nghi lễ hay nghi thức cho mỗi giao ước đã diễn ra trên đỉnh núi.

Vậy điều đó là gì?

Một linh mục cao niên và khôn ngoan đã nói với tôi rằng các ngọn núi khiến bạn cảm thấy gần gũi hơn với Thiên Chúa. Có hai lý do cho điều này: trước nhất, các đỉnh núi có khuynh hướng là những nơi hiu quạnh. Không hề có bất kỳ hoạt động mua bán và con người thường nhật quanh đó, để dễ dàng tập trung hơn vào thực tại chính yếu là: chính bạn và Thiên Chúa.

Thứ hai, các ngọn núi giúp người ta có được cái nhìn bằng “con mắt Thiên Chúa” về nhiều thứ. Những thứ mà nhìn từ dưới trông có vẻ lớn khủng khiếp thì giờ đây trông thật nhỏ bé, và bạn thấy chúng chỉ là một phần của một mô hình lớn hơn vốn chưa từng được thấy trước đây.

Có lẽ có vài lý do như thế khiến người ta cảm thấy gần gũi hơn với Thiên Chúa khi ở trên đỉnh núi và diễn tả cảm xúc tôn giáo mạnh mẽ như là “những trải nghiệm đỉnh cao”.

Giao ước sau cùng với Áp-ra-ham

Áp-ra-ham làm như Đức Chúa ra lệnh. Ông và con trai mình đi tới ngọn núi mà Thiên Chúa chỉ cho ông. Khi tới đó, ông đặt I-sa-ác lên bàn thờ và sẵn sàng giết nó.

Dĩ nhiên, câu hỏi hiển nhiên là làm sao Thiên Chúa lại có thể ra lệnh cho Áp-ra-ham giết chính đứa con của ông? Đó không phải là quá man rợ sao? Nó gợi lên những hình ảnh về một ông cụ Áp-ra-ham đang áp chế I-sa-ác, đứa bé lên năm và đang ném nó một cách độc ác lên đống gỗ trước khi kết liễu nó bằng một con dao. Nhưng có thật sự là như thế?

Câu trả lời duy nhất cho câu hỏi này là cần đọc bản văn cẩn thận hơn. Một trong những điều đầu tiên cần lưu ý là: Ai mang củi lên núi để hiến tế? Khi chúng ta nhìn kĩ, chúng ta sẽ thấy đó là I-sa-ác, chứ không phải Áp-ra-ham. Rõ ràng, khi đó, I-sa-ác là người khỏe mạnh hơn trong hai người, vì củi được dùng để hiến tế có khối lượng rất nặng. Còn Áp-ra-ham chỉ mang lửa và dao. Vì thế chúng ta không nên hiểu là một ông cụ và một đứa nhỏ, nhưng chúng ta nên hiểu là một ông cụ và một thiếu niên vạm vỡ. Do đó, sau này khi Áp-ra-ham trói I-sa-ác và đặt anh lên bàn thờ, thì chúng ta có thể quả quyết rằng I-sa-ác đã hoàn toàn hợp tác.37 Không đời nào Áp-ra-ham có thể kiểm soát được đứa con trai khỏe mạnh hơn, trẻ hơn của mình. Không, với I-sa-ác, đây là “một cái chết mà anh đã tự do chấp nhận”.38 Anh “đã tự nguyện bước” vào hy tế của mình.

Có chỗ nào khác trong Kinh Thánh mà chúng ta lại thấy một đứa con “duy nhất” hay “duy nhất được sinh ra” mang củi cho hy tế của chính mình lên một ngọn đồi, ở đó để được cha mình hiến tế cho Thiên Chúa? Đồi Can-vê, dĩ nhiên rồi! Vì thế hy tế của I-sa-ác trên núi (trong St 22) là hình ảnh tiên trưng về hy tế của Đức Ki-tô trên thập giá. Tôi bảo các sinh viên của tôi: “St 22 là đồi Can-vê của Cựu ước.”

Chúng ta có thể hiểu tại sao Kinh Thánh gọi Áp-ra- ham là một “ngôn sứ” (x. St 20,7). Trong một ý nghĩa nào đó, ông là người đầu tiên trong Kinh Thánh tiên báo về hy tế của Đức Giê-su trên thập giá. Con trai ông là I-sa-ác đóng vai mà Đức Giê-su sẽ đóng trong vở kịch tại đồi Can-vê rất lâu sau này.

Giá trị hiến tế

Chúng ta có thể tự hỏi: “Tại sao hy tế của các con vật trong đền thờ thời xa xưa lại được Thiên Chúa tha thứ các tội lỗi?” Xét cho cùng, thật khó để hiểu tại sao việc giết một con vật sẽ tha thứ tội lỗi của con người. Dẫu rằng Cựu ước dường như nói về điều đó, nhưng tự nó, máu của các con bò và con dê không thể nào gánh tội được (x. Is 1,11; 63,3; x. Tv 50,8-13).

Truyền thống Do-thái kết luận rằng việc giết các con vật, tự nó, không thể nào lại có ý nghĩa lớn lao đối với Thiên Chúa.41 Không, các hy tế phải nhận được sức mạnh của chúng từ nơi nào đó khác. Nhưng từ đâu? Câu trả lời mà họ đưa ra thật tuyệt vời: từ sự sắp hiến tế I-sa-ác. Lời ưng thuận vâng phục của Áp- ra-ham cho cái chết của người con duy nhất được sinh ra của ông, và ý muốn của I-sa-ác để chịu chết vì sự vâng phục và tình yêu – những điều này là những điều đã làm nên giá trị đích thật trong mắt Thiên Chúa. Vì sự sắp hiến tế I-sa-ác được cử hành trên cùng vị trí của đền thờ tương lai, vài học giả Do-thái dạy rằng hy tế của các con vật là phần nào sự nhắc nhở hay sự diễn tả lại hy tế duy nhất đầy sức mạnh của I-sa-ác.

Tác phẩm “Những hiểu biết về Kinh Thánh”, tác giả giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan về toàn bộ Kinh Thánh, bằng cách làm nổi bật chủ đề Giao Ước và nối kết các giao ước dọc suốt lịch sử cứu độ lại với nhau: từ A-đam đến Nô-ê, Áp-ra-ham, Mô-sê, các ngôn sứ, và đỉnh cao là Đức Giê-su Ki-tô. Nhờ đó, người đọc vừa thấy được chiều dài và chiều rộng của lịch sử cứu độ, vừa khám phá chiều cao và chiều sâu của tấm lòng yêu thương Thiên Chúa dành cho nhân loại.

Nội dung lớn lao và sâu sắc này lại được tác giả trình bày bằng thứ ngôn ngữ tương đối là bình dị, đơn sơ, thay cho những từ ngữ chuyên môn như thường thấy trong các sách thần học. Hơn nữa, ông còn vận dụng cả những hình vẽ và những câu chuyện đời thường để minh họa chủ đề Kinh Thánh ông trình bày. Tất cả đã làm cho quyển sách trở nên dễ đọc, dễ hiểu và hấp dẫn hơn đối với mọi người, chứ không chỉ dành riêng cho các nhà nghiên cứu hoặc sinh viên chuyên ngành Kinh Thánh. 

Văn Cương, SJ - Vatican News

25 tháng mười một 2022, 13:12

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch