Điều các Thánh vịnh làm là diễn giải những giới hạn trong kinh nghiệm của con người nơi sự tương tác giữa chúng ta với Thiên Chúa. Từ phía con người là sự liên tiếp của những chuyển đổi giữa thở than và ca ngợi, tội lỗi và tha thứ, đau khổ và giải thoát. Về phía Thiên Chúa là câu chuyện của tình yêu không bao giờ thay đổi, nhẫn nại với lòng trắc ẩn, và chờ đợi để phục hồi sự công chính.
Tác phẩm: Trở nên những bài Thánh vịnh - Linh đạo cầu nguyện và hát Thánh vịnh
Tác giả: Kathleen Harmon
Nguyên tác: Becoming the Psalms: A Spirituality of Singing and Praying the Psalms
Chuyển ngữ: Tôma Aquinô Thái Văn Dũng, O.Cist.
Kính thưa quý độc giả,
Joseph Gelineau là nhà Kinh Thánh, phụng vụ, và nhà soạn nhạc có tầm ảnh hưởng. Một lần kia ông đã viết, một người khi cầu nguyện với các Thánh vịnh thì “biến chúng trở nên như thể chính những bài ca của Thiên Chúa và cho Thiên Chúa.” Câu nói của ông có hàm ý rằng, Thánh vịnh có liên quan tới tính bản thể: nó ảnh hưởng đến việc chúng ta là ai, và trong một cách nhìn nào đó nó đem chúng ta bước vào trong chính bản thể của ta. Chúng ta không diễn tả hết được tầm quan trọng của việc cầu nguyện với các Thánh vịnh đã mang lại lợi ích lớn lao cho các cộng đoàn trong Giáo hội.
Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao chúng ta lại cầu nguyện với những bản văn được sáng tác cách đây mấy ngàn năm và trong bối cảnh của một truyền thống đức tin lâu đời khác? Những bản văn này mang đến sức mạnh nào cho Giáo hội đang sống trong một kỷ nguyên mới với nền văn hóa khác xưa, và tình thế của lịch sử cũng khác? Câu trả lời, dĩ nhiên, câu chuyện của dân Israel cũng chính là câu chuyện của Giáo hội.
Các Thánh vịnh mang âm hưởng của thơ ca, là lời cầu nguyện dưới dạng kể chuyện. Mỗi lần chúng ta kể, nghe, hay cất cao giọng hát các Thánh vịnh, chúng ta như được đưa trở lại toàn cảnh của câu chuyện và rồi ta nhận ra rằng đó chính là câu chuyện của mỗi chúng ta. Chúng ta nhận ra đây chính là câu chuyện của đức tin đến tại thời điểm của những con người phải vật lộn không ngừng nghỉ với Thiên Chúa, một Thiên Chúa mà mọi sự can thiệp của Ngài đều nhắm tới sự cứu độ cho con người. Đó chính là nội dung của cuốn sách.
Nhận xét từ độc giả
Sách này hứa hẹn sẽ truyền cảm hứng cho những ai bắt đầu hành trình đời sống thiêng liêng của họ với các Thánh vịnh, cũng như khơi dậy sức sống mới cho những người vẫn hằng luôn cầu nguyện bằng các Thánh vịnh.” John D. Witvliet. Director, Calvin Institute of Christian Worship Professor of Worship, Calvin College and Calvin Theological Seminary.
Tác giả chỉ ra cho chúng ta nhiều chiều kích trong việc làm thế nào các Thánh vịnh hình thành nên chúng ta là ai, trong cả chiều kích cá nhân và cộng đoàn, và chúng ta dần được hướng dẫn để nhận ra làm thế nào chúng ta lại cần đến cả yếu tố bi ai và cả chúc tụng. Irene Nowell, OSB, Adjunct Professor of Theology, St. John’s University School of Theology.
Cuốn sách này sẽ là phần bổ sung không thể thiếu trên kệ sách của những ai liên hệ đến sứ vụ mục vụ âm nhạc phụng vụ, học hỏi Kinh Thánh, giảng dạy, hay vấn đề đời sống thiêng liêng. Alan J. Hommerding, Senior Liturgy Publications.
Nội dung (Nội dung của các Thánh vịnh)
Bản văn Thánh vịnh của người Do Thái bao gồm một chuỗi của năm cuốn sách và mỗi cuốn đều kết thúc bằng lời “hãy chúc tụng Đức Chúa!” Phần kết của mỗi Thánh vịnh trong cuốn thứ năm đều được đan dệt bằng câu “hãy chúc tụng Thiên Chúa!” và cao trào của nó đạt tới đỉnh điểm nơi “Alleluia” của Thánh vịnh 150.
Điều các Thánh vịnh làm là diễn giải những giới hạn trong kinh nghiệm của con người nơi sự tương tác giữa chúng ta với Thiên Chúa. Từ phía con người là sự liên tiếp của những chuyển đổi giữa thở than và ca ngợi, tội lỗi và tha thứ, đau khổ và giải thoát. Về phía Thiên Chúa là câu chuyện của tình yêu không bao giờ thay đổi, nhẫn nại với lòng trắc ẩn, và chờ đợi để phục hồi sự công chính.
Điều này đưa chúng ta đến với điểm thứ hai về bản chất của các Thánh vịnh: chúng diễn ra ngay bây giờ và cùng một trật giữa tiếng kêu của con người và lời Thiên Chúa đáp lại. Kinh Thánh là lời của Thiên Chúa, nhưng các Thánh vịnh - không chỉ là Kinh Thánh - mà nó còn chứa đựng cả lời cầu nguyện của con người.
Thánh vịnh 73
Thánh vịnh 73 nổi lên như là “trung tâm điểm về thần học của toàn bản văn Thánh vịnh.” Thánh vịnh này khởi đầu với lời hứa của Thiên Chúa là thưởng công cho người công chính (c. 1), rồi dường như mô tả sự ngờ vực về độ giàu có và cả những may mắn của người bất chính được hưởng thụ (c. 3-14). Ghen tị, vịnh gia nhận ra chính bản thân mình cũng bị cám dỗ muốn thoát ra khỏi con đường của sự công chính (c. 2-3). Quá mệt mỏi với những vật lộn trong cuộc chiến, vịnh gia lui vào thánh điện Thiên Chúa, nơi ông tìm được sức lực để biện phân về những kẻ đã trượt ra khỏi đường lối Thiên Chúa, để rồi tự biến mình thành những kẻ bất lương (c. 15-20). Nhờ suy gẫm huấn lệnh của Chúa, vịnh gia một lần nữa tìm lại được niềm vui trong đó (Tv 1).
Sự trung tín được minh chứng và đặt niềm tin nơi Chúa thì ắt sẽ được tặng thưởng. “Bạn” vịnh gia đã cầu nguyện, “giữ tay phải của tôi”. “Bạn” hướng dẫn tôi với những lời khuyên bảo… “Bạn chính là” sức mạnh của tâm hồn và là số mệnh của đời tôi mãi mãi (c. 23-26). Vì lẽ đó, Thánh vịnh 73 như là bản tóm gọn liên quan đến toàn bộ câu chuyện cứu độ của Israel: Giao ước của Thiên Chúa về phúc lành và sự phồn thịnh, dường như Thiên Chúa đã thất bại trong việc làm cho giao ước này tốt hơn, những cám dỗ xảy đến khiến sự trung tín với Thiên Chúa bị lãng quên, và sau tất cả, khi mọi sự được nhìn lại cách sâu sắc thì khám phá ra lời hứa của Giao Ước thực sự đang được hoàn thiện, ngay trong hiện tại và trong tương lai. Khi đức tin được phục hồi và cùng với sự tự tin thầm lặng, vịnh gia bắt đầu lại việc bước đi trong đường lối Thiên Chúa.
Thánh vịnh 88
Thánh vịnh 88 xứng đáng được chú ý cách cụ thể, vì nó đứng riêng một mình trong sách Thánh vịnh như là lời than van của cá nhân không kết thúc với lời nào mang đến niềm hy vọng. Vịnh gia bị lột bỏ mọi thứ, bị loại bỏ bởi chính Thiên Chúa, bị cộng đoàn xa lánh, chỉ có bóng tối bao trùm. Từ tiếng kêu van cá nhân nơi Thánh vịnh 88, cuốn 3 chuyển thành tiếng kêu khóc của toàn dân trong Thánh vịnh 89. Khổ thơ 18-19 hoan hỉ vì lời hứa của Đức Chúa rằng vương triều Đa-vít sẽ trường tồn vĩnh cửu; câu 38-51 diễn tả sự suy vong của vương triều này. Khổ thơ 1-2 tung hô sự trung thành và tình yêu tuyệt đối của Thiên Chúa; câu 49 chất vấn rằng sự trung thành và tình yêu kia đã biến đâu mất. Trong cả hai cách diễn tả tâm trạng trên, điều dường như không thể từ chối lại biến thành điều không thể tin được.18 Thánh vịnh này chất vấn về điều gì đã xảy đến cho vương triều Đa-vít? Điều gì đã xảy đến với lời hứa của Đức Chúa về một vương triều sẽ tồn tại mãi mãi trong Israel với sức mạnh, vị thế, và cả sự phồn thịnh?
Chính vì lẽ đó, cuốn thứ 3 đã được hệ thống bởi giọng ai ca của Thánh vịnh 73−74 và 88−89, nó chối bỏ giọng điệu của sự ngây thơ ca ngợi trong Thánh vịnh 76, 84, và 87. Nó là tiếng nói của sự than thở đang chỗi dậy từ sự thấu hiểu thực tại của sự tuyệt vọng và hư vô để rồi mở ra cánh cửa cho khả năng của ơn cứu thoát. Hơn thế nữa, họ còn cho triển vọng của cổ họng họ được mở ra để ca ngợi thực sự cho Đấng mà chỉ mình Ngài mới có khả năng cứu họ.19 Chỉ có những tiếng nói gọi tên các nỗi đau và cảm thấy được sự vắng bóng của Thiên Chúa mới có thể tuyên bố về một sự ca ngợi mang tính trung thực nhất.
Mục lục
Phần I: Thánh vịnh, câu chuyện của cứu độ: Câu Chuyện Được Kể Bằng Những Thánh Vịnh, Ngôn ngữ và hình tượng trong Thánh vịnh.
Phần II: Thánh vịnh định hình đức tin: Thánh Vịnh Diễn Giải Câu Chuyện Của Israel, Làm sao việc cầu nguyện với Thánh vịnh đã thúc đẩy Israel hướng về phía trước.
Phần III: Các Thánh vịnh thử thách đức tin: Khi Đối Diện Với Sự Im Lặng Của Thiên Chúa, Cầu nguyện với các Thánh vịnh mang tính báo thù.
Phần IV: Thực hành trong đời sống thiêng liêng: Ba cái nhìn trung tâm về sự linh thiêng của các Thánh vịnh, Các Thánh vịnh như là lời cầu nguyện của Giáo hội.
Tác phẩm “Trở nên những bài Thánh vịnh” dày 190 trang trên khổ giấy 13.5 x 20.5 cm,
Cuốn sách này, là một bản tổng hợp của một số ghi chép của tôi về âm nhạc đã được phát hành và phổ biến trong thời gian tôi làm mục vụ về thánh nhạc, đã được tìm tòi và nghiên cứu về sự phi thường cho chúng ta như là một Giáo hội cầu nguyện với các Thánh vịnh. Tại sao chúng ta lại phải cầu nguyện với những bản văn Thánh vịnh, và chúng ta sẽ trở nên giống ai khi chúng ta cầu nguyện với chúng? Hy vọng của bản thân tôi khi chia sẻ những bài viết trong cuốn sách này là mong muốn bạn đọc sẽ tiến đến một bước ngoặt mới trong sự nhận biết giá trị của những bản văn Thánh vịnh. Bởi chúng được khởi hứng từ Thiên Chúa và có sức mạnh chuyển đổi từ sự đau thương tới niềm vui nơi tâm hồn ta khi cầu nguyện.
Văn Cương, SJ - Vatican News