Những nội dung phỏng vấn trong tác phẩm này được thực hiện không lâu trước ngày ngài từ chức và thời gian sau đó. Dự trù là để làm chất liệu cho một cuốn Tiểu Sử và một lần nữa hi vọng mở ra một cái nhìn thông thoáng về những nhân vật kiệt xuất nhất trong thời đại chúng ta. Cựu Giáo Tông đã đọc bản thảo và ngài đồng ý cho in.

Tác phẩm: Đức Biển Đức XVI – những trao đổi cuối cùng với Peter Seewald

Tác giả: Peter Seewald

Dịch giả: Phạm Hồng Lam

Kính thưa quý độc giả,

Đức Biển Đức XVI đã qua đời vào cuối năm 2022 vừa qua, cùng với sự từ giã của Biển Đức XVI, một thời đại với những biến chuyển lịch sử trọng đại trong nhịp bước ngàn năm đã sang trang. Tám năm nhiệm kì của ngài giống như những cuộc tĩnh tâm lớn; chúng cần thiết cho Giáo Hội, để qua đó Giáo Hội củng cố thành trì nội tâm và gia tăng sức mạnh tinh thần cho mình. Nhìn như thế thì Biển Đức XVI đã bắc một nhịp cầu giữa một thời đại đang tiêu vong với cái mới đang tới – dù vẫn chưa biết cái mới đó sẽ ra sao. Đức Phanxicô tóm tắt về người tiền nhiệm mình như sau: Biển Đức XVI là “một giáo tông lớn. Lớn về lực và khả năng xuyên thấu của trí tuệ của ngài, lớn vì đóng góp quan trọng của ngài cho Thần Học, lớn vì tình yêu của ngài đối với Giáo Hội và con người, lớn vì đức hạnh và lòng đạo của ngài”. Theo Đức Phanxicô, “các thế hệ nối tiếp sẽ nhận ra tinh thần của ngài (Biển Đức) càng ngày càng lớn lao và quan trọng hơn”. 

Những nội dung phỏng vấn trong tác phẩm này được thực hiện không lâu trước ngày ngài từ chức và thời gian sau đó. Dự trù là để làm chất liệu cho một cuốn Tiểu Sử và một lần nữa hi vọng mở ra một cái nhìn thông thoáng về những nhân vật kiệt xuất nhất trong thời đại chúng ta. Cựu Giáo Tông đã đọc bản thảo và ngài đồng ý cho in. Ước gì cuốn sách này giúp độc giả phần nào bỏ đi được cái nhìn sai về ngài, đồng thời chiếu tỏa ánh sáng vào những mảng tối, đặc biệt soi tỏ nguyên nhân của việc từ chức, một biến cố đã khiến thế giới hồi hộp ngưng thở. Rốt cuộc là để hiểu hơn về con người Joseph Ratzinger và về mục tử Biển Đức XVI và để đánh giá đúng sự thánh thiện của ngài – và nhất là: để mở ra một cái nhìn khách quan về công trình của ngài, trong đó tiềm sẵn một gia sản quý cho tương lai.

Nội dung (phần I – Tiếng chuông Roma)

Trong tiểu mục “những ngày tháng tĩnh lặng trong nhà Mater Eccleasiae”, tác giả đã có những trao đổi gần gũi với Đức Biển Đức liên quan đến thời gian ngài thi hành sứ mạng của Đấng kế vị thánh Phê-rô và thời gian tĩnh lặng tại Vatican.

Chẳng hạn khi tác giả hỏi ngài Thưa cha Benedetto, trước đây hàng triệu người tung hô Đức Thánh Cha; Cha ở trong lâu đài, tiếp đón những vị khách lớn. Giờ đây Cha có cảm thấy thiếu một chút gì không? Hoàn toàn không. Không! Trái lại, tôi cảm tạ Chúa vì đã cho tôi thoát khỏi gánh nặng, có lẽ Chúa không còn bắt tôi phải mang trách nhiệm nữa. Tôi bây giờ tự do, được hằng ngày khiêm tốn cùng bước đi với Người, được sống với bạn bè và được bạn bè thăm hỏi.

Và khi được hỏi “Bỗng dưng chẳng còn một chút quyền bính gì nữa, gần như bị giam hãm trong các bức tường của Vatican – Cha nghĩ sao?” Đức Biển Đức trả lời “tôi chẳng bao giờ quan niệm “quyền bính” như là việc mình được có thêm quyền lực. Nhưng luôn coi đó là trách nhiệm, là một cái gì khó khăn và nặng nề. Là một cái gì bắt mình mỗi ngày phải tự hỏi: Tôi có xứng đáng với cái đó không? Cả khi được đám đông tung hô, tôi vẫn luôn ý thức rằng, không phải họ tung hô người đàn ông nhỏ con đáng thương này, nhưng họ tung hô Vị mà tôi đại diện. Vì thế việc từ chối quyền bính đối với tôi chẳng có gì khó khăn cả.”

So với nhiều vị tiền nhiệm thì tám năm của Cha cũng đã là lâu. Ý nghĩ trên đây có ảnh hưởng gì trên chương trình làm việc trong nhiệm kì không? Chuyện đã rõ. Tôi đã không thể đề ra những chương trình dài hơi. Nếu có thời gian, thì mình phải làm một cái gì đó lâu dài. Tôi hiểu rằng, mình có một thứ sứ mạng khác; nỗ lực ưu tiên của tôi là làm cho người ta thấy, đâu là ý nghĩa của đức tin trong thế giới hôm nay, đưa đức tin vào tâm điểm cuộc sống và làm sao giúp cho con người can đảm sống đức tin một cách cụ thể trong thế giới này. Đức Tin và Lí Trí, đó là tất cả những gì tôi coi là sứ mạng của mình. Sứ mạng này chẳng đòi hỏi thời gian nhiệm kì phải lâu hay ngắn.

Những câu hỏi kế tiếp được tác giả đặt ra cho Đức Biển Đức liên quan đến đời sống cầu nguyện của ngài. Chẳng hạn khi được hỏi “Một cựu Giáo Tông suy niệm ra sao? Cha có thích hay quý đặc biệt một lối linh thao nào không?” Ngài trả lời “lúc này tôi có thể chậm rãi và chuyên sâu cầu nguyện theo sách nhật tụng và qua đó làm bạn với các Thánh Vịnh và các Giáo Phụ. Mỗi chủ nhật, như đã nói, soạn một bài giảng ngắn. Suốt tuần tôi nghĩ một chút về nó, để cho các tư tưởng chín dần trong đầu óc, có vậy mình mới nhìn vấn đề được dưới nhiều mặt. Bài đó nói gì cho tôi? Nó nói gì cho những người trong tu viện này? Điều mới đối với tôi lúc này, nếu được phép nói như thế, là tôi có nhiều yên tĩnh hơn để thả hồn vào các bài nguyện thánh vịnh, có thể đào sâu chúng hơn. Và bằng cách đó, các bài đọc phụng vụ, nhất là các bài đọc ngày chủ nhật, đồng hành với tôi suốt cả tuần lễ.

Khi được hỏi rằng “Cha yêu thích đặc biệt lời nguyện nào?” Đức Biển Đức trả lời “ Có một vài lời. Chẳng hạn như lời của thánh I Nhã: “Lạy Chúa, xin hãy nhận lấy toàn bộ sự tự do của con.” Và một lời của Phanxicô Xaviê: “Con yêu Chúa không phải vì Chúa có thể đưa con lên trời hoặc tống con xuống hoả ngục, mà vì Chúa là Chúa.” Hoặc lời của Niklaus ở Flüe: “Xin Chúa hãy nhận lấy con như con đang là...”. Có một lời nguyện tôi yêu thích đặc biệt, muốn thấy nó được in trong sách “Gotteslob” (Phụng Ca), nhưng đã quên đề nghị, đó là “Lời cầu chung” của thánh Petrus Canisius trong thế kỉ XVI. Lời cầu đó vẫn luôn mang tính thời sự và đẹp.”

Mục lục

Tác phẩm gồm 3 phần lớn được tác giả sắp xếp không hẳn theo trình tự thời gian. 

Phần đầu tiên có tên là “tiếng chuông Roma” nói về giai đoạn Đức Biển Đức sống thinh lặng trong đan viện Mater Ecclessiae tại nội thành Vatican.

Phần thứ hai nói về cuộc đời của ngài từ thời niên thiếu trong gia đình, trải qua giai đoạn chiến tranh; thời kỳ sinh viên, phó xứ, dạy học; từ một tay mơ đến một nhà thần học sáng chói; thời gian tham gia Công đồng cho đến thời kỳ làm Bộ trưởng bộ giáo lý đức tin.

Phần thứ ba nói về những tác phẩm của Ngài về Đức Giê-su, những chuyến tông du và cả những thiếu sót và những vấn nạn trong sứ vụ Phê-rô của Ngài.

Thưa quý độc giả,

Tác phẩm “Đức Biển Đức XVI – những trao đổi cuối cùng với Peter Seewalt” dày 313 trang trên khổ giấy 14.5 x 20.5 cm, được thực hiện không lâu trước ngày Đức Biển Đức XVI từ chức và sau đó. Ước gì cuốn sách này giúp chúng ta hiểu hơn về con người Joseph Ratzinger và về mục tử Biển Đức XVI và để đánh giá đúng sự thánh thiện của ngài.

Về tác giả: Peter Seewalt, sinh năm 1954, là một ký giả nổi tiếng người Đức. Ông tập trung viết về chủ đề tôn giáo, đặc biệt là về Đức Biển Đức XVI.

Vatican News

10 tháng tư 2023, 13:46

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch