Hội Thánh Công giáo chọn ngày đầu năm dương lịch là Ngày Thế Giới Hòa Bình và trong dịp này, các vị Giáo hoàng công bố Sứ điệp hòa bình. Hội Thánh Công giáo tại Việt Nam cũng lấy ngày đầu năm âm lịch, ngày mồng 1 Tết, là Ngày cầu bình an cho Năm Mới. Như thế, đây là dịp lắng nghe Sứ điệp hòa bình 2023 của Đức Thánh Cha Phanxicô để cầu nguyện, suy nghĩ và sống trong Năm Mới.

 Bối cảnh

Năm Mới 2023 không xuất hiện bất ngờ nhưng đặt nền trên năm cũ 2022. Vậy đâu là những dấu ấn của năm cũ 2022?

 Dấu ấn rõ nét nhất là đại dịch Covid-19 và tác động của nó trên toàn thế giới: “Covid-19 nhận chìm chúng ta trong đêm tối. Nó làm xáo trộn đời sống hằng ngày của chúng ta, đảo lộn những dự tính và thói quen của ta, phá vỡ sự êm ả của cả những xã hội giàu có nhất. Nó làm cho chúng ta phải đau khổ và bị mất phương hướng, khiến biết bao anh chị em chúng ta phải chết”.

 Thêm vào đó, đang khi nhân loại chưa hoàn toàn khống chế được Covid-19, thì một tai họa khác lại đổ xuống, là cuộc chiến giữa Nga và Ukraina: “Chiến tranh tại Ukraina cướp đi sinh mạng của những người dân vô tội và gieo rắc bất ổn, không những nơi những người bị ảnh hưởng trực tiếp mà còn ảnh hưởng đến tất cả mọi người, kể cả những người ở cách xa cuộc chiến đó hằng ngàn cây số cũng phải chịu hậu quả, chẳng hạn vấn đề thiếu thực phẩm và giá nhiên liệu tăng cao”.

 Bài học 

Nhìn lại năm 2022, đâu là những bài học lớn cho chúng ta?

Bài học lớn nhất từ đại dịch Covid-19 là bài học về tình liên đới. Tất cả chúng ta cùng ở trên một con thuyền và chúng ta cần đến nhau: “Kho tàng lớn nhất nhưng cũng mong manh nhất là tình nhân loại được chia sẻ với nhau như những người anh chị em, con cái Thiên Chúa. Không ai trong chúng ta có thể tự cứu mình, do đó chúng ta cần phải liên kết với nhau trong việc tìm kiếm và thúc đẩy những giá trị phổ quát có thể hướng dẫn chúng ta phát triển tình huynh đệ nhân loại”.

 Bài học thứ hai không kém phần quan trọng là sự khiêm tốn. Thế giới ngày nay tự hào về những tiến bộ kỹ thuật và tiến trình toàn cầu hóa, nghĩ rằng có thể giải quyết mọi sự, nhưng thực tế là nó lại dẫn đến lối sống nặng chủ nghĩa cá nhân và tiêu thụ, đe dọa sự hài hòa trong đời sống nhân loại: “Trong thế giới của chúng ta, những vấn đề phổ biến về bất bình đẳng, bất công, nghèo đói và loại trừ nhau tiếp tục làm gia tăng sự bất ổn và xung đột cũng như bạo lực, kể cả chiến tranh”.

 Bài học thứ ba là ý thức về tội lỗi: “Trong khi nhân loại đã tìm ra vaccine chống lại Covid-19, thì chúng ta vẫn chưa tìm ra giải pháp để chấm dứt chiến tranh. Chắc chắn là thứ virus chiến tranh này khó chế ngự hơn vì nó không chỉ đến từ bên ngoài nhưng từ trong tâm hồn con người bị tội lỗi làm băng hoại” (x. Mc 7,17-23).

 Định hướng

Lắng nghe những bài học từ năm 2022 cũng mời gọi chúng ta định hướng lại cuộc sống trong Năm Mới 2023.

 Trước hết là phải thay đổi cách nhìn. Không thể chỉ nhìn vào lợi ích của cá nhân, gia đình, kể cả đất nước mình, nhưng cần nhìn đến ích chung của cả gia đình nhân loại: “Chúng ta không thể cứ tiếp tục chỉ tập trung vào việc bảo vệ cho mình, nhưng đã đến lúc tất cả phải cùng nhau chữa lành xã hội và hành tinh của chúng ta, đặt nền móng cho một thế giới công bằng và hòa bình hơn, và cam kết theo đuổi công ích”.

 Để làm được điều đó, phải phát huy tinh thần trách nhiệm và sự thấu cảm vì “những khủng hoảng về đạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế đều có liên hệ với nhau, và những gì chúng ta nhìn như những vấn đề riêng rẽ thực ra đều có liên hệ với nhau”. Chỉ như thế mới có thể xây dựng một thế giới mới và góp phần mở rộng Vương quốc Thiên Chúa là Vương quốc của tình yêu, công chính và hòa bình.

 Thiết nghĩ những gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô là những chỉ dẫn cần thiết cho đời sống Hội Thánh tại Việt Nam, để cùng với mọi người xây dựng nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống.

 Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch