imagesJA1RVAON_copyLưỡi và các tạng phủ của cơ thể có liên quan mật thiết với nhau. Ở người bình thường, lưỡi mềm mại, hơi hồng, rêu lưỡi mỏng, trắng hoặc ít rêu, không ướt và không khô.

Nếu trên lưỡi có những điểm bất thường thì thông thường là  dấu hiệu sức khỏe có điều không ổn

Lưỡi bị viêm đau

Lưỡi của chúng ta được bao phủ bởi nhú và gai lưỡi, rất nhiều trong số đó chứa “chồi vị giác”. Nhú và gai lưỡi có thể tạm thời bị viêm và đau, đặc biệt khi chúng ta vô tình cắn vào lưỡi.

Khi trên lưỡi xuất hiện những nốt sưng tấy, đó có thể là triệu chứng cho thấy bạn bị loét niêm mạc miệng. Những vết loét này thường xảy ra khi chúng ta bị cảm sốt. Người bị loét niêm mạc miệng sẽ cảm thấy đau, tuy nhiên vết loét sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần đến 10 ngày. Nếu vết loét xuất hiện trong thời gian dài, đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng, lúc đó bạn nên đến gặp bác sĩ.

Lưỡi  đóng bợn trắng

Lưỡi trắng  có thể là do vệ sinh răng miệng kém và gây hôi miệng. Vệ sinh răng miệng tốt vô cùng quan trọng vì nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhập vào cơ thể qua đườngmiệng.. Giải pháp duy nhất là dùng gạc rơ lưỡi mỗi ngày.

Khi cơ thể bị mất nước nghiêm trọng do nhiệt nóng, lưỡi cũng có thể trông trắng và hai mặt lưỡi nhăn nhún. Đó là phản ứng tự nhiên của các tế bào lưỡi do tình trạng khan hiếm nước trong người. Uống nhiều nước và các chất lỏng để bổ sung nước cho cơ thể.

Lưỡi đóng bợn trắng mặc dù bạn cạo lưỡi mỗi ngày và không có các vấn đề gì về sức khỏe như sốt hoặc mất nước, thì có thề là chức năng gan. suy yếu. Lưỡi khô và trắng là do hút thuốc lá.

Nguy hiểm nhất là lưỡi trắng không phải do đóng bợn trắng mà do thay đổi về màu sắcvì đó có thể là do chứng bạch sản (Leucoplakia) - một dạng bệnh tiền ung thư gây những đốm trắng trong miệng, thường thấy ở những người hay hút thuốc lá.

Lưỡi nhợt nhạt

Do khí huyết hư, thường gặp ở những người thiếu máu, suy dinh dưỡng, viêm thận mạn tính, các tuyến nội tiết hoạt động không tốt

Lưỡi quá đỏ hoặc đầu lưỡi đỏ

Do sốt cao hoặc viêm nung mủ. Nếu sốt cao không giảm, chất lưỡi từ đỏ chuyển sang đỏ thẫm, trạng thái tinh thần bệnh nhân không yên thì cần đề phòng chứng bại huyết.

Lưỡi tím ngắt

Do huyết quản dưới niêm mạc lưỡi thiếu ôxy trầm trọng hoặc tuần hoàn máu bị trở ngại, thường gặp ở người viêm nhánh khí quản mạn tính, bệnh ở phổi, suy tim, xơ gan... Lưỡi tím ngắt cũng có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa và bệnh đường ruột, dạ dày. Một số người bình thường cũng có lưỡi tím.

Lưỡi vàng

Nhiễm trùng miệng do vi khuẩn hoặc nấm đôi khi có thể khiến lưỡi chuyển màu hơi vàng. Ngoài ra, lưỡi vàng cũng có thể do bạn bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Lưỡi có vết như hình bản đồ

Khi trên lưỡi có những vết như hình bản đồ, viền màu trắng, phía trong đỏ đậm hơn màu lưỡi bình thường và dần dần loang rộng ra, đó là khi bạn bị bệnh viêm lưỡi bản đồ. Đây không phải là một bệnh lý nghiêm trọng. Những vết thương tổn có thể thay đổi về hình dạng, kích cỡ và vị trí theo từng ngày, thậm chí là từng giờ.

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra chứng bệnh, tuy nhiên có thể bệnh sử gia đình cùng với bệnh tiểu đường, căng thẳng, dị ứng và sử dụng thuốc tránh thai loại uống là một số lý do. Chứng bệnh này không liên quan đến nhiễm trùng hay ung thư.

Lưỡi “mọc lông”

Miệng khô là một trong những nguyên nhân khiến nhú lưỡi mọc dài ra, thường xảy ra qua đêm, tạo cảm giác trên lưỡi “có lông”.Nhú hình chỉ (1 trong 4 loại nhú trên lưỡi) có chứa keratin – chất có trong tóc, dù nhú chỉ trông giống tóc trong giai đoạn tăng trưởng đột ngột. Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc uống thuốc kháng sinh cũng có thể khiến nhú hình chỉ phát triển.

Lưỡi nóng rát

Hội chứng nóng rát miệng chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh. Có thể nguyên nhân của chứng bệnh là do những thay đổi thần kinh liên quan đến hormone.

Căn bệnh này có thể liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn, khô miệng , các vấn đề dinh dưỡng hoặc việc sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc chữa tiểu đường và huyết áp.

Lưỡi nứt nẻ

Lưỡi trông nhăn nheo và có rãnh. Hầu hết mọi người có chứng bệnh này là do bẩm sinh. Lưỡi nứt nẻ có thể xuất hiện cùng lúc với triệu chứng lưỡi có những vết như hình bản đồ.

Ngoài ra, triệu chứng này có khả năng xuất hiện ở những đứa trẻ bị hội chứng Down. Triệu chứng này c ó thể kéo dài cả đời nhưng không phải là một biểu hiện bệnh lý đáng ngại.

Lưỡi bị nhăn nheo

Biểu hiện của khí hư suy, nhiệt nhiễu, loạn tâm thần, thường gặp ở những người bị chứng máu độc hay đần độn.

Lưỡi teo, mềm nhũn

Do cả khí lẫn nước bọt đều thiếu hụt, gân mạch thiếu dinh dưỡng, Thường gặp ở những người mắc bệnh ít tiết nước bọt hoặc có bệnh ở hệ thần kinh.

Lưỡi cứng đơ

Thường thấy ở những người sốt cao, hôn mê do viêm não, bị những chứng tật bất thường ở mạch máu não, bị chấn động hoặc chấn thương não. Nếu thè lưỡi ra mà đầu lưỡi lệch về một bên thì đó là bệnh tổn thương thần kinh dưới lưỡi.

Lưỡi bị run

Thường gặp ở người thể chất suy nhược, cường giáp, suy não, có bệnh ở giác quan thần kinh.

Lưỡi co rụt

Biểu hiện của chứng nhiệt cực thịnh. Hiện tượng này thường thấy ở người tắc nghẽn cơ tim mạn tính, có bệnh về não do bệnh gan gây nên, hôn mê nặng do viêm não.

http://www.tintuccaonien.com/

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch