Ghé thăm làng chài của ngư dân bị Trung Quốc bắt. 

Huyện đảo Lý Sơn là một nhóm gồm 3 đảo gồm đảo Lớn (Lý Sơn, tên trước kia là Cù Lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía Bắc đảo Lớn, và hòn Mù Cu ở phía Ðông đảo Lớn. Diện tích toàn huyện đảo khoảng 10 km2 phần lớn là núi. Ðảo Lý Sơn cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 15 hải lý hay 25 km và chừng một giờ đi tàu cao tốc từ cảng Sa Kỳ. Dân số Lý Sơn khoảng 20 ngàn người, hầu hết nghèo khổ và sống với hai loại việc làm. Trồng tỏi, trồng hành và đi biển đánh cá.

Hàng trăm ngư dân huyện đảo Lý Sơn từng bị Trung Quốc bắt giữ, một số tàu đã bị đâm chìm trong tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa hai nước khi họ đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo Hoàng Sa cách Lý Sơn khoảng 200 hải lý về hướng Ðông Bắc.

   121170-VN_TTD_LySon_TrenBongTau_copy   121170-VN_TTD_LySon_TrongKhoangTauCaoToc

   Những gương mặt đầy âu lo của ngư dân đảo Lý Sơn ngồi trên          Hành khách ngồi trong khoang tàu cao tốc ra đảo Lý Sơn.

  boong tàu cao tốc từ đất liền ra đảo. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)                  (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

 

Bến đò đi Lý Sơn trông khác những bến đò ở các tỉnh Ðồng Bằng Sông Cửu Long, không có cảnh hàng quán, người mua kẻ bán tấp nập áp sát. Mỗi ngày, bến đò này chỉ đưa và đón một chuyến tàu ra đảo nên người đi, kẻ về, hàng hóa vật dụng chỉ chộn rộn lúc còi tàu chưa rúc lên.

Tàu đi Lý Sơn là một loại tàu khách khá hiện đại, dân địa phương gọi là tàu cao tốc. Chỉ cần đặt chân lên tàu là thấy ngay đời sống bình dị của cư dân đi đảo, dù tàu chưa rời bến nhưng hàng hóa cứ để ở khoang sau không cần canh giữ, khách có thể đi vòng qua khoang lái để chụp hình rồi leo lên boong hóng gió hóng nắng. Trong khoang, hành khách có ghế mềm ngồi tươm tất, có tivi mở suốt những chương trình giải trí, có chỗ nằm cho những hành khách dễ say sóng...

Ðoàn chúng tôi bỏ ba lô chung với đống hàng hóa ở khoang sau rồi lên boong tàu, chỉ sau 5 phút tàu chạy đã thấy đảo Lý Sơn mờ mờ trên bóng nước đại dương. Trong khoảng một giờ đi tàu ra đảo là khoảng thời gian mỗi du khách có thể nhận ra những phần cảm xúc thời thế khiến mình rung động, để rồi nhiều người trầm ngầm suy tư: Ðất nước có hàng ngàn cây số biển, trải nhiều thế hệ, người đứng trên bờ hướng khơi xa thì nhiều, đi ra khơi thì ít.

Thật lạ, biển chưa bao giờ là một thứ hàng rào vậy mà ở ngay thời đại này tầm nhìn hướng ra đại dương vẫn cứ nhỏ hẹp, rồi khi Trung Quốc vẽ ra một cái lưỡi bò xâm đoạt chủ quyền biển, nhiều người mới nhớ bấy lâu nay biển đã bị bỏ quên và cùng ngỡ ngàng trước nguy cơ mất biển.

Ðến đảo Lý Sơn là đến với những lịch sử những cư dân có tầm nhìn xa nhất. Những biến động trên biển Ðông hôm nay nhắc mọi người nhớ rằng: Từ xa xưa cha ông, những người dân binh Hoàng Sa, những người có khi bỏ cả cuộc đời, cả sinh mạng ở Hoàng Sa để mở về hướng mặt trời mọc đường biên giới xa nhất, hoàn chỉnh nhất cho tổ quốc.

Ði qua những cánh đồng trên đảo

Cầu tàu đảo Lý Sơn bị cơn bão đầu năm đánh sập, đoàn thiện nguyện của Trung Tâm Dữ Liệu Hoàng Sa rất vất vả khi mang quà cồng kềnh vượt qua một chiếc sà-lan chở vật liệu xây dựng để lên bờ. Vừa lên bờ , anh Thanh, người Quảng Ngãi đã vội móc điện thoại gọi cho một gia đình bà con để dặn nấu cơm trưa.

Anh Thanh cho biết. “Lý Sơn không có khách sạn, nhà hàng quán ăn, dân đảo đâu có nhu cầu quán xá gì.” Nhưng chỉ vừa đi bộ một lúc chúng tôi đã thấy một cái khách sạn-nhà hàng mới toanh nằm ngay trên cầu cảng. Anh Thanh đỏ mặt nói: “Nhanh thiệt, cuối năm ngoái tôi ra đâu thấy có gì.”

Toàn cảnh một ngày của cư dân đảo Lý Sơn cũng bình lặng như những vùng quê xa khác, ngay cả mấy chiếc xe tải nhỏ và đám xe lôi kiểu Trung Quốc cũng không quấy rối được không gian yên tĩnh được bao bọc bởi biển. Trời đứng gió, ở một cây xăng, cô gái bán xăng cầm cái cần bơm gạt lên gạt xuống khá mệt mỏi. Ðảo Lý Sơn ban ngày không có điện, ban đêm có điện từ 5 giờ đến 11 giờ và nhà nào có điện hôm nay thì hôm sau thắp đèn dầu.

   121170-VN_TTD_LySon_CauCang   121170-VN_TTD_LySon_ToanCanh    

   Cầu cảng đảo Lý Sơn. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)      Toàn cảnh đảo Lý Sơn nhìn từ xa, hướng đất liền. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Chúng tôi đi về phía cuối đảo, khi băng qua những vuông ruộng nhỏ, có ruộng chỉ bằng chiếc chiếu đôi trải giường, những vuông ruộng phủ cát trắng đang mùa trồng hành. Dân Lý Sơn mỗi năm chỉ trồng một vụ tỏi, một vụ hành lấy củ. Màu xanh lưa thưa của lá hành mọc trên cát trắng, thoạt trông đẹp như một bức tranh nhưng rồi lại nhớ đến một thông tin: Có kẻ bất lương ăn cắp thương hiệu tỏi Lý Sơn để lừa bán cho du khách.

Ai cũng biết, dân đảo phải trải qua hàng trăm năm gồng mình với đất cằn với bão tố mới có củ tỏi, củ hành nổi tiếng khắp nước, để rồi chỉ trong một sớm một chiều bọn ăn cắp ngang nhiên hủy hoại.

Nông dân đảo Lý Sơn đang vào vụ trồng củ hành, một chị đang xúc cát, xúc đất núi đổ vào một cái thùng nhựa cho chồng chở ở yên sau một chiếc xe gắn máy, hai vợ chồng làm nghề chở đất, cát thuê cho người có đất trồng hành, chị vừa quẹt mồ hôi vừa nói. “Cát thì lấy lên từ biển phơi mưa cho rỏ mặn còn đất thì lấy từ trên núi. Một thùng cát như vầy giá mười lăm ngàn. Vợ chồng em chỉ chở thuê, tùy ruộng xa hay gần mà lấy tiền công. Nhưng không biết được bao lâu đây nữa, họ cứ lấy tỏi, hành của Trung Quốc bỏ vô rồi bán, đâu phải cực khổ gì.”

Vậy đó, hiểm họa Trung Quốc không chỉ thường trực đe dọa ngư dân trên biển mà còn lăm le cướp đi món đặc sản trải nhiều đời giúp nông dân trên đảo kiếm được manh áo chén cơm.

- Trần Tiến Dũng / Người Việt 

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch