Cựu vương Norodom Sihanouk từng đứng đầu vương triều, làm thủ tướng, nhà lãnh đạo lưu vong, trở lại làm vua và rồi thoái vị. Ông là tấm gương phản chiếu lịch sử đầy biến động của Campuchia trong thế kỷ 20. Ông từng sống sót qua nhiều cuộc chiến tranh, qua nạn diệt chủng của Khmer Đỏ và những nguy hiểm của thời chiến tranh lạnh, nhưng những năm cuối đời, Sihanouk thường bày tỏ mối tha hương và thương cảm "cho tổ quốc nghèo" của ông.

Vua Sihanouk lên ngôi năm 1941 ở tuổi 19. Sau một lần thoái vị để làm thủ tướng, cuộc đời của ông chìm nổi, rồi trở lại làm vua năm 1993. Năm 2004, ông lại thoái vị với lý do già yếu, trở thành cha của vua hiện thời, Sihamoni.

Với tài thu hút và thủ thuật khéo léo, ông từng làm hoa mắt các nhà lãnh đạo thế giới bằng sự khôn ngoan chính trị của mình, và suốt cuộc đời, đã tìm cách nâng vị thế quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á. Sihanouk giành được độc lập cho Campuchia khỏi chế độ thực dân Pháp năm 1953 bằng cách sử dụng tài ngoại giao cũng như gây sức ép với các đối thủ, mà không cần sử dụng đến chiến tranh.

Những năm 1960, Sihanouk muốn đưa Campuchia tiến lên hiện đại hóa, đặc biệt chú ý củng cố hệ thống giáo dục, tuy nhiên nền kinh tế không tiến nhanh. Khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam có nguy cơ lan sang các nước láng giềng, Sihanouk tìm mọi cách thể hiện tính trung lập của Campuchia, không đứng về phía Việt Nam cũng như Mỹ. Khi quân đội của miền Bắc Việt Nam sử dụng sườn phía đông của Campuchia cũng như cảng Sihanouk Ville, Sihanouk lại có những bước đi để cải thiện quan hệ với Mỹ. Ông làm ngơ khi chính quyền của tổng thống Mỹ Nixon thực hiện chiến dịch đánh bom bí mật năm 1969 xuống các vùng biên giới của Campuchia. Tuy nhiên chính việc này khiến quốc gia của ông thêm lún sâu vào bất ổn và dẫn đến cuộc đảo chính một năm sau đó khiến Sihanouk phải lưu vong.

Cho rằng người Mỹ đứng sau cuộc đảo chính của Lon Nol, vua Sihanouk đứng về phía Khmer Đỏ và kêu gọi người Trung Quốc ủng hộ. Ông đã trao danh tiếng và uy tín của mình cho những người bạn mới. Chiến thắng của Khmer Đỏ năm 1975 đưa Pol Pot lên nắm quyền. Nhà vua được mời về làm quốc trưởng, nhưng chỉ một năm sau đó đã bị quản thúc trong cung điện và trở nên trầm cảm sâu sắc. Trong bốn năm sau đó, Khmer Đỏ tàn sát khoảng 2 triệu người dân Campuchia, đẩy đất nước đến cảnh nồi da xáo thịt, hủy hoại quốc gia. Khi bị chỉ trích vì từng đứng về phía Khmer Đỏ, nhà vua Sihanouk nói ông có một tôn chỉ xuyên suốt trong cuộc đời chính trị: "bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và phẩm giá của quốc gia và dân tộc".

Trên thực tế, ông đã khéo léo lèo lái giữa các thế lực lớn để đảm bảo sự sống còn của mình cũng như sự độc lập của đất nước. Trong một lần trả lời phỏng vấn, ông từng nói viễn cảnh đen tối nhất của đời ông là rời khỏi đời sống chính trị và sống hưu trí lặng lẽ. Năm 1993, Sihanouk được trở lại làm vua Campuchia, sau một thỏa thuận do Liên Hợp quốc dàn xếp.

Dù trong những lúc cuộc đời đen tối nhất, nhà vua Sihanouk không bao giờ từ bỏ lối sống phong lưu và sở thích những thứ xa xỉ. Là người trị vì trẻ tuổi của một trong số các hoàng gia lâu đời nhất Đông Nam Á, Sihanouk xứng danh là một playboy, một người sành ăn và là nhà làm phim nghiệp dư.

Trong những năm sống lưu vong với người vợ xinh đẹp, bà hoàng Monique, ông vẫn duy trì hình ảnh của Campuchia bằng cách mở tiệc linh đình thết đãi các nhà ngoại giao và khách quốc tế, bằng champagne và những đồ ăn tuyệt hảo của Pháp. Ông từ chối các công việc điều hành của chính phủ, mà chỉ lưu giữ vị trí danh nghĩa nhiều hơn, và luôn nhận được sự tôn kính từ dân chúng, đặc biệt là nông dân. Có đôi khi ông tham chính, chẳng hạn như sự kiện năm 1993, sau bầu cử, ông đã hối thúc con trai là Hoàng thân Norodom Ranariddh chấp nhận làm đồng thủ tướng cùng Hun Sen.

Sinh ngày 31/10/1922 tại Phnom Penh trong một nhánh của hoàng gia Norodom, ông chưa từng được đánh giá là ứng viên nặng ký cho ngai vàng. Thời niên thiếu ông được xem là một chàng trai nhạy cảm, hơi cô độc và có tài bẩm sinh về âm nhạc, phim ảnh. Ông được đào tạo Tây học ở những trường tốt nhất tại Phnom Penh và Sài Gòn. Năm 1941, khi ông 18 tuổi, nhà vua Monivong qua đời, và người Pháp đưa ông lên ngai vàng. Khi đó Pháp đã đầu hàng phát xít Đức và lo ngại sẽ mất Đông Nam Á vào tay người Nhật, họ đưa Sihanouk lên ngai với hy vọng chàng thanh niên trẻ tuổi này sẽ ngoan ngoãn nghe lời Pháp quốc.

Tháng 3/1945, trong bối cảnh sắp thua Thế chiến, người Nhật tìm cách hất cẳng người Pháp ở Campuchia. Sihanouk tuyên bố Campuchia độc lập. Sau đó Nhật bại chiến, vua Sihanouk lại chào đón người Pháp, phớt lờ ý kiến của ngày càng nhiều người Campuchia cho rằng đất nước này nên duy trì độc lập. Đầu những năm 1950, nhận thấy sự yếu đi của người Pháp trước các thắng lợi liên tiếp của phe Cộng sản ở Việt Nam, Sihanouk yêu cầu Pháp để Campuchia trở thành quốc gia độc lập vào tháng 11/1953.

Sau đó trong một động thái chính trị khôn ngoan, Sihanouk tuyên bố từ bỏ ngai vàng để tổ chức cuộc bầu cử độc lập đầu tiên. Đảng của ông giành thắng lợi vang dội. Sihanouk tìm cách đề cao vai trò của quốc gia này bằng cách trang trí các lá quốc kỳ trên tháp Angkor, khẳng định rằng Campuchia từng là quốc gia hàng đầu và là trung tâm văn hóa của cả khu vực.

Ông duy trì quan hệ chặt chẽ với Pháp, thuê các chuyên gia Pháp điều hành chính phủ, thuê thầy Pháp về dạy ở các trường. Ông duy trì giới trí thức thông qua các buổi đàm đạo quanh ly cà phê, trong khi để nông thôn sống cảnh điền viên, nhưng cũng có ý kiến cho là nghèo đói.

Kết quả là, trái với Việt Nam ở phía đông đang chìm trong chiến tranh; hay Thái Lan ở phía tây đang vật vã với quá trình hiện đại hóa và chủ nghĩa quân sự, Campuchia những năm 1960 được xem như ốc đảo thanh bình, với hình ảnh quốc vương Sihanouk nhân từ trị vì một đất nước đẹp đẽ, coi dân chúng như những đứa trẻ cần được nâng niu. Nhưng đồng thời, nhà vua đôi khi cũng bỏ tù hoặc xử tử một số người đối kháng, trong đó phải kể đến lãnh tụ phe cộng sản Solath Sar, người sau này trở thành Pol Pot. Những người đối lập phải đi lưu vong về sau đã tạo nên một khối chống đối và nổi dậy bằng vũ trang.

Những câu chuyện về lối sống của nhà vua Sihanouk trở thành đề tài bất tận trong giới ngoại giao, đặc biệt là khi ông chuyển sự quan tâm về dành cho những mối tinh đầu - âm nhạc và điện ảnh. Ông khiến quan khách đẹp lòng bằng những bản nhạc saxophone, rồi ông bước chân vào điện ảnh, làm 19 bộ phim trong đó ông đảm nhiệm hầu hết vài trò từ đạo diễn đến nhà sản xuất, biên kịch, âm nhạc và cuối cùng là cả vai nam chính.

Trong thời gian Sihanouk lãnh đạo quốc gia, Campuchia ngày càng bị ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Ông nổi tiếng với vai trò là một trong số các nhà lãnh đạo của phong trào không liên kết, không muốn phải đứng về phía bên nào trong chiến tranh lạnh. Ông cũng đáp lại bàn tay hợp tác mà Trung Quốc chìa ra. Bắc Kinh khi đó nghĩ rằng Mỹ muốn áp đặt các mối đe dọa quân sự quanh biên giới Trung Quốc.

Nhưng rồi chiến tranh vẫn lan đến Campuchia. Khi quân đội Việt Nam được sử dụng một phần lãnh thổ Campuchia cho công tác hậu cần, Mỹ đưa máy bay đến đánh bom. Sihanouk phản đối Mỹ một cách dè dặt. Dù tình hình Campuchia ngày càng bất ổn, Sihanouk dường như đã không chuẩn bị để đối phó với một cuộc đảo chính, sự kiện này xảy ra năm 1970 do tướng Lon Nol và một hoàng thân thực hiện. Được Washington hậu thuẫn, chính phủ mới lập tức cho phép quân đội Mỹ từ Việt Nam tràn vào Campuchia.

Sihanouk-Xinhua-9Sihanouk trả lời phỏng vấn tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc hôm 18/8/2004. Ảnh: Xinhua

Sihanouk lưu vong ở Bắc Kinh. Tại đây ông tuyên bố đứng về phía Khmer Đỏ, nhóm từng muốn lật đổ nhà vua những năm 60. Tên của ông xuất hiện trên các tài liệu tuyên truyền, phim cổ động, đã giúp thu hút những người nông dân Campuchia chuyển sự ủng hộ sang cho Khmer Đỏ. Cuối cùng, Khmer Đỏ lên nắm quyền ở Campuchia. Sau khi vào Phnom Penh năm 1975, Khmer Đỏ nhanh chóng trở thành một chế độ khủng bố. Người Campuchia bị buộc rời thành phố và ở trong các trại lao động tập trung, bị hành hạ và tra tấn, lao động trong điều kiện hà khắc. Campuchia bị biệt lập với thế giới. Toàn bộ cấu trúc xã hội bị hủy diệt, tôn giáo và tri thức trở thành phi pháp.

Sihanouk làm vua một năm, sau đó ông bị quản thúc cùng bà hoàng Monique trong cung điện. Ở đó, ông nghe tin tức thế giới qua radio, và từng có lần không muốn sống nữa, ông nói. Đức vua được cứu khi quân đội tình nguyện Việt Nam giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng. Ông sang Bắc Kinh, lại hậu thuẫn cho Khmer Đỏ và một vài lực lượng vũ trang khác chống lực lượng Việt Nam. Sihanouk lúc này được Mỹ, Trung Quốc và Liên hợp quốc ủng hộ, cuối cùng đã có vai trò quan trọng trong cuộc hiệp thương mà kết quả của nó đưa ông về Campuchia để làm vua lần hai.

Tổng tuyển cử ở Campuchia năm 1993 cho kết quả là đảng bảo hoàng Funcipec của con trai ông về nhất, đảng của Hun Sen về nhì, Khmer Đỏ tẩy chay bầu cử. Căng thẳng chính trị nổ ra và nhà vua đã đứng ra yêu cầu LHQ tạo ra cơ chế đồng thủ tướng.

Sihanouk khẳng định ông luôn đứng trên mọi bất đồng, thực hiện vai trò là người đoàn kết dân tộc, giống như vua Bhumibol Adulyadej ở Thái Lan. Ông duy trì mối quan hệ tốt với thủ tướng Hun Sen. Tuy nhiên về sau này, hầu hết thời gian ông dành ở Bắc Kinh, nơi chính phủ Campuchia duy trì một biệt thự riêng cho nhà vua ở để chữa bệnh. Ông hầu như không công du đâu ra khỏi châu Á. Năm 2004, ông rời bỏ ngai vàng.

Michael Leifer, một giáo sư trường Kinh tế London, từng viết rằng "bí mật về sức mạnh của Sihanouk nằm ở trong dân Campuchia và cộng đồng quốc tế", những người đã nhiều lần viện đến ông "như nguồn cội của sự đoàn kết dân tộc". "Tuy nhiên những thành tựu trong đời ông cho thấy ông là người trị vì tốt hơn là người điều hành chính phủ. Ở trong nước ông đại diện cho các nghi thức hơn là việc quản lý tốt thực sự", giáo sư nhận xét.

Ánh Dương (theo New York Times)       Nguồn: VnExpress

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch