Sự kiên nhẫn dành cho nhóm Big Tech, gồm năm công ty công nghệ Mỹ Amazon, Apple, Google, Facebook và Microsoft, rốt cuộc đã cạn. Sự kiên nhẫn dành cho nhóm Big Tech, gồm năm công ty công nghệ Mỹ Amazon, Apple, Google, Facebook và Microsoft, rốt cuộc đã cạn.

Minh họa: Duncan Mckenzie/The Observer

Liên tiếp ở châu Âu và cả trên sân nhà, một loạt đơn kiện của chính quyền nhắm vào những gã khổng lồ công nghệ trong năm 2020 cho thấy những tượng đài này không hề “bất khả xâm phạm” như ta tưởng.

Sân nhà không là đất lành

Trung tuần tháng 12-2020, Facebook trở thành bị đơn của 48 tiểu bang và chính quyền liên bang, đối mặt với cáo buộc lạm dụng sự thống trị của mình trên thị trường kỹ thuật số để tham gia các hành vi phản cạnh tranh. Đặc biệt, Ủy ban Thương mại liên bang (FTC) đang theo đuổi một lệnh ngăn chặn vĩnh viễn từ tòa án liên bang, theo đó có thể buộc Facebook chia tay với hai nền tảng “đẻ trứng vàng” của hãng là Instagram và WhatsApp để phá thế độc quyền.

Trong khi đó, trong chưa đầy 2 tháng cuối năm 2020, Google đã trở thành tâm điểm của ba vụ kiện chống độc quyền. Mới nhất là ngày 17-12-2020, tổng chưởng lý 38 bang và vùng lãnh thổ của Mỹ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đệ đơn kiện Google, cáo buộc công ty công nghệ này bảo vệ bất hợp pháp tình trạng độc quyền kinh doanh công cụ tìm kiếm trên Internet và các quyền lợi quảng cáo liên quan thông qua “hành vi và các bản hợp đồng phản cạnh tranh”.

Trước đó một ngày, một nhóm 10 bang dẫn đầu bởi Texas tiếp tục kiện Google với cáo buộc lạm dụng “các quyền hạn độc quyền”. Tháng 10-2020, Bộ Tư pháp Mỹ cùng với tổng chưởng lý 11 bang do phe Cộng hòa kiểm soát đã kiện Google theo điều 2, Đạo luật Sherman, cáo buộc công ty này duy trì độc quyền một cách bất hợp pháp trong các thị trường dành cho “dịch vụ tìm kiếm tổng quát, quảng cáo tìm kiếm, và quảng cáo dựa trên nội dung tìm kiếm tổng quát”.

“Google… đã duy trì quyền lực độc quyền của mình thông qua các hoạt động loại trừ có hại cho cạnh tranh” - Jeffrey Rosen, người đang tạm thời tiếp quản Bộ Tư pháp Mỹ sau sự ra đi của cựu bộ trưởng William Barr, phát biểu sau khi vụ kiện ngày 16-12 được khởi xướng. Trong đơn kiện mới nhất (17-12), các bang cho rằng thỏa thuận giữa Google và các nhà sản xuất và phân phối thiết bị đã giúp củng cố tính độc quyền của Google một cách không công bằng, đảm bảo công cụ tìm kiếm của họ là lựa chọn mặc định trên 80% trình duyệt, tạo ra những “rào cản nhân tạo” ngăn chặn các đối thủ khác tiếp cận người dùng.

Google phủ nhận họ có vị thế độc quyền trong thị trường công cụ tìm kiếm trên không gian mạng, lập luận rằng tòa án ở nhiều quốc gia khác đã bác bỏ những cáo buộc tương tự trước đây. Adam Cohen, giám đốc chính sách kinh tế của Google, cho biết công ty có kế hoạch đấu tranh pháp lý đến cùng trong vụ kiện lần này. Cohen còn “nhắn nhủ” rằng vụ kiện này có thể thay đổi việc tìm kiếm trên Internet “theo những cách có thể tước đi của người dân Mỹ những thông tin hữu ích và làm tổn hại đến khả năng kết nối trực tiếp với khách hàng của các doanh nghiệp”.

Các vụ kiện trên được đánh giá là thách thức chưa từng có đối với những tập đoàn quyền lực nhất Thung lũng Silicon. Chúng cũng đánh dấu lần đầu tiên sau hơn 20 năm Đạo luật Sherman mới lại được chính quyền lôi ra để cáo buộc một công ty vận hành cơ chế độc quyền, sau vụ Microsoft thua kiện Chính phủ Mỹ liên quan đến trình duyệt Internet Explorer năm 1998.

Những ai theo dõi sự tình từ đầu có lẽ không bất ngờ trước những nước đi pháp lý mạnh mẽ gần đây của Chính phủ Mỹ, vì từ đầu năm đến nay dàn lãnh đạo nhóm Big Tech đã phải nhiều lần ra điều trần trước Quốc hội Mỹ, mà một trong những mối quan tâm lớn nhất của các phiên điều trần đó là hành vi độc quyền và việc khai thác dữ liệu người dùng. Rõ ràng đang có sự thay đổi trong thái độ của Washington đối với nhóm Big Tech vốn xưa nay được ưu ái ngó lơ để mặc sức phát triển.

Vẫn là lá cờ đầu EU

Các nhà chức trách ở Liên minh châu Âu (EU) và Anh ngày 15-12 đưa ra những quy định mới yêu cầu các công ty này phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn sự lan truyền của nội dung có hại, nạn mua bán hàng giả, đồng thời minh bạch hóa thông tin về cách thức hoạt động của các dịch vụ như quảng cáo hướng mục tiêu.

Một trong những biện pháp được đưa ra là Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số, đề xuất mức phạt lớn đối với các nền tảng Internet như Facebook, Twitter và YouTube nếu không hạn chế việc lan truyền một số nội dung bất hợp pháp, ví dụ như phát ngôn thù hận. Các quan chức Anh đã vạch ra cái gọi là “nghĩa vụ pháp lý” để buộc các công ty xóa nội dung bị coi là “có hại” - một khái niệm bị một số nhà phê bình chỉ trích là quá mơ hồ.

Các nhà lãnh đạo EU cũng đề xuất những quy tắc minh bạch mới, theo đó yêu cầu các công ty tiết lộ nhiều hơn về dịch vụ của họ, bao gồm cách họ phân phối quảng cáo và các nội dung khác đến người dùng. Các nhà bán lẻ trên Internet như Amazon có thể phải đối mặt với các yêu cầu mới khắt khe hơn nhằm ngăn chặn nạn bán hàng giả. Một biện pháp khác nhằm thúc đẩy cạnh tranh là ngăn các nền tảng lớn ưu ái sản phẩm của họ hơn sản phẩm các đối thủ. Điều này có thể ảnh hưởng cách mà Google hiển thị kết quả tìm kiếm hoặc những sản phẩm mà Amazon quảng bá trên trang thương mại điện tử của mình. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý sẽ có cơ chế để buộc các công ty liên tục vi phạm luật chống độc quyền EU phải tái cấu trúc thành những công ty nhỏ hơn.

Những đề xuất này là một thách thức lớn đối với ngành công nghệ, vì khối 27 quốc gia là nơi sinh sống của khoảng 450 triệu người và các quy định của khối này thường trở thành hình mẫu cho các quốc gia khác trên thế giới. Những nước đi này cũng giúp củng cố vị thế của châu Âu là nơi có một trong những chính sách cứng rắn nhất thế giới đối với ngành công nghệ. “EU muốn trở thành người đi đầu trong các quy định liên quan đến công nghệ” - báo The New York Times dẫn lời Christoph Schmon, giám đốc chính sách quốc tế của Quỹ Electronic Frontier.

2021: “năm của những quy định”

Nhóm Big Tech từ lâu đã đối mặt với chỉ trích vì không làm nhiều hơn nữa để kiểm soát nội dung do người dùng sáng tạo, trong khi các chính phủ chần chừ chưa muốn áp dụng luật cấm cụ thể vì sợ đụng chạm đến quyền ngôn luận và biểu đạt bản thân của người dân.

Nhưng khi sản phẩm của các công ty công nghệ trở thành nơi mà hàng tỉ người và doanh nghiệp giao tiếp, mua sắm, tìm hiểu về thế giới và giải trí, lĩnh vực này ngày càng trở nên giống với ngành ngân hàng, viễn thông hay chăm sóc sức khỏe - những ngành có quy mô và tầm quan trọng đến mức buộc các chính phủ phải đặt chúng dưới sự giám sát đặc biệt.

“Năm 2021 sẽ là năm của những quy định đối với những gã khổng lồ công nghệ - họ đã là một ngành công nghiệp trưởng thành, không còn là những công ty khởi nghiệp non trẻ. Chúng ta từng nói rằng các ngân hàng quá lớn để được phép sụp đổ, nhưng ngành ngân hàng được quản lý chặt chẽ và các công ty công nghệ cũng đang đi theo hướng này” - James Lewis, phó chủ tịch cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) dự báo.

Tuy nhiên, mặc dù số lượng các vụ kiện chống lại các công ty Big Tech đang ngày một nhiều, sẽ mất một thời gian dài để chúng đem lại kết quả thực tế, nếu có. Phiên tòa xử đơn kiện của Bộ Tư pháp Mỹ đối với Google đã được ấn định diễn ra vào tháng 9-2023. Một khi vụ án được đưa ra xét xử, nó có thể kéo dài từ 5-12 tuần, theo ước tính của các luật sư có liên quan.

Điều này có nghĩa chúng ta phải chờ nhiều năm nữa chỉ để thấy Google hay Facebook hầu tòa, chứ chưa nói đến việc các công ty này có phải hành động gì để khắc phục những vấn đề bị cáo buộc hay không.■

 

Cuộc tranh luận ở châu Âu chưa gì đã khiến một số công ty công nghệ quay sang “cắn” nhau. Ngày 14-12, Facebook ra tuyên bố kêu gọi các cơ quan quản lý châu Âu hành động chống lại Apple, nối tiếp mối “thâm thù” giữa hai công ty về các chính sách buộc các ứng dụng phải thông báo và xin phép người dùng trước khi thu thập dữ liệu cá nhân của họ của Apple, điều mà Facebook cho rằng “gây hại cho nhà phát triển và người tiêu dùng”.

Trong khi đó, không có gì ngạc nhiên khi các công ty cạnh tranh với Google mừng ra mặt khi hay tin đối thủ sắp hầu tòa. Trang web đánh giá địa điểm ăn uống Yelp ca ngợi vụ kiện ngày 17-12, cho rằng Google từ lâu đã sử dụng sự thống trị của mình trên mạng để giữ người dùng trong một hệ sinh thái các sản phẩm của công ty họ. Tương tự, trang review du lịch TripAdvisor gọi vụ kiện là “một chiến thắng cho người tiêu dùng”.

Bà Raegan MacDonald, đại diện tại EU của Quỹ Mozilla - đơn vị vận hành trình duyệt Firefox, đã gọi những nỗ lực ở châu Âu là cơ hội “ngàn năm có một”, đặc biệt là các quy định về minh bạch sẽ giúp cung cấp những hiểu biết quan trọng về cách các công ty công nghệ lớn vận hành.

“Điều cốt lõi của cuộc tranh luận này thật ra chỉ là cách mọi người trải nghiệm Internet - những thông tin sai lệch tràn lan trên trang chủ mạng xã hội, các nội dung gợi ý cho người dùng hoặc những mẩu quảng cáo xuất hiện đúng lúc mình đang quan tâm đến một món hàng mà không hiểu tại sao lại trùng hợp đến thế. Nếu suôn sẻ, đây có thể là tiền đề cho những quy định mang tính bản lề đối với trách nhiệm giải trình của các nền tảng công nghệ” - bà MacDonald nói.

HOA KIM 4/1/2021 22:05 GMT+7

https://cuoituan.tuoitre.vn/

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch