Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng hôm 7/8 có chuyến thăm đầu tiên đến Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh kể từ khi nhậm chức.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (trái) và Tổng Giám Mục Nguyễn Năng trong buổi tiếp ông Thưởng đến thăm Văn phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vào ngày 7/8/2023. Ảnh: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Chuyến thăm này diễn ra 10 ngày sau khi ông Thưởng viếng thăm Toà thánh Vatican và hai bên chính thức công bố việc thông qua “Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng Đại diện thường trú Tòa thánh tại Việt Nam”, một bước tiến đáng kể trong việc nâng cấp mối quan hệ đã bị cắt đứt kể từ sau khi chiến tranh ở Việt Nam kết thúc năm 1975.

Ông Võ Văn Thưởng đi cùng phái đoàn gồm 10 quan chức chính quyền, phía Hội đồng Giám mục gồm 9 giám mục, bao gồm Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng của giáo phận Sài Gòn, kiêm Chủ tịch Hội đồng Giám mục (HĐGM), cùng với 5 linh mục và 2 nữ tu.

Trong chuyến thăm, ông Võ Văn Thưởng đã ghi nhận những đóng góp của linh mục, tu sĩ và giáo dân Công giáo trong các hoạt động xã hội, y tế, chăm sóc cho người nghèo, người yếu thế, trẻ mồ côi, người dân ở vùng sâu vùng xa..., đặc biệt trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19.

Nói về chuyến thăm Toà thánh Vatican, Chủ tịch nước Việt Nam cho biết cuộc hội kiến của ông với Đức Giáo hoàng Phanxicô “rất tình cảm và rất đặc biệt”, bản tin của Hội đồng Giám mục Việt Nam nói.

Trong cuộc làm việc giữa ông và Thủ tướng Tòa thánh Vatican, Hồng y Pietro Parolin, hai bên đồng ý tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ và thông qua Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng Đại diện thường trú Tòa thánh tại Việt Nam.

Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong việc nối lại mối quan hệ đã bị cắt đứt và ngày càng trở nên xấu đi sau năm 1975, khi quốc gia cộng sản thường xuyên bị cáo buộc đàn áp tôn giáo, trong đó có người Công giáo.

Trong chuyến thăm HĐGM Việt Nam, ngoài việc ca ngợi vai trò của Giáo hội Công giáo trong những đóng góp xã hội, ông Võ Văn Thưởng còn hứa sẽ xem xét về khả năng cho phép mở các trường Công giáo, theo trang tin Công giáo Crux.

Điều này cho thấy hiệu quả chiến lược “từng bước nhỏ” của Vatican với các quốc gia cộng sản tại châu Á, trang tin Crux dẫn nhận định của các nhà quan sát nói, liên hệ với trường hợp của Trung Quốc.

Theo trang tin này, việc lãnh đạo Việt Nam xem xét cho phép mở các trường Công giáo được coi là diễn biến đặc biệt quan trọng.

Việt Nam đã cắt đứt quan hệ với Vatican sau khi phe cộng sản chiếm miền nam và thống nhất đất nước vào cuối Chiến tranh Việt Nam năm 1975. Kể từ thời điểm đó, Giáo hội Công giáo chỉ được phép điều hành các nhà trẻ, chứ không được phép tham gia vào hệ thống các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông như trước đây.

Sự tan băng dần dần trong quan hệ Vatican-Việt Nam bắt đầu từ năm 1989, khi Hồng y người Pháp Roger Etchegaray, lúc đó là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao của Vatican tới Việt Nam kể từ năm 1975.

Bắt đầu từ năm 1996, Vatican và chính phủ Việt Nam bắt đầu tổ chức các cuộc họp song phương thường xuyên, một phần để giải quyết những khó khăn về việc bổ nhiệm các giám mục Công giáo trong nước.

Vào năm 2016, trường đại học Công giáo đầu tiên là Học viện Công giáo Việt Nam được phép khai trương để đào tạo về Tín Lý và Kinh Thánh.

Ước tính Việt Nam hiện có khoảng bảy triệu người Công giáo, chiếm khoảng 7% tổng dân số cả nước.

Đại diện không thường trú của Giáo hoàng tại Việt Nam hiện nay là Tổng Giám mục Marek Zalewski, có trụ sở ở Singapore. Ông được phép thỉnh thoảng sang thăm và làm việc tại Việt Nam với sự chấp thuận của chính phủ Việt Nam.

Trong chuyến thăm HĐGM Việt Nam, Chủ tịch Võ Văn Thưởng không quên khẳng định chính sách của Việt Nam là “đảm bảo tự do tín ngưỡng của công dân”.

Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Năng nêu lên hiện trạng số lượng người Công giáo tại việt Nam đang gia tăng và cần nơi thờ phượng, sinh hoạt tôn giáo. Theo ông, “khi có những cơ sở tôn giáo được đăng ký, được ổn định thì mọi việc sẽ thuận lợi và tốt đẹp hơn”, theo bản tin của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Ông cũng bày tỏ mong muốn giáo hội Công giao được tham gia rộng rãi hơn trong các hoạt động y tế, giáo dục.

VOA Tiếng Việt

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch