SÀI GÒN (NV) - Câu chuyện về buổi lễ tưởng niệm nhân “Ngày Thương Binh Liệt Sĩ Việt Nam,” do một số nhân sĩ, trí thức phối hợp với “Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình” tổ chức tại Sài Gòn hôm 27 tháng 7 vừa qua, được các cơ quan truyền thông quốc tế phổ biến rộng rãi, và gây sự chú ý đặc biệt trong dư luận.

Buổi lễ đặc biệt ở chỗ, lần đầu tiên trong lịch sử, “buổi lễ tưởng niệm chung các chiến sĩ hai miền Nam Bắc đã bỏ mình trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.”

134721-NguyenDinhDau-400Trong hình là sử gia Nguyễn Ðình Ðầu phát biểu trong một buổi hội thảo về Hoàng Sa Trường Sa hồi tháng 9 năm 2009. Ông là một trong những người đứng ra tổ chức buổi lễ tưởng niệm liệt sĩ VN tại Sài Gòn ngày 27 tháng 7 vừa qua. (Hình: VNExpress)

Sử gia Nguyễn Ðình Ðầu, năm nay 91 tuổi, là một trong những người khởi xướng lễ tưởng niệm này.

Một nguồn tin của Người Việt cho biết, tham gia buổi lễ tưởng niệm, ngoài hơn 50 nhân sĩ trí thức và người trẻ tham dự, còn có “rất đông an ninh, khoảng 20 người.”

Tin cho hay, buổi lễ có sự hiện diện của bà Huỳnh Thị Sinh, quả phụ của cố Hải quân Thiếu tá VNCH Ngụy Văn Thà, hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo, tức HQ-10, người đã oai hùng tuẫn tiết theo tàu trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 18 tháng 1, 1974.

Trả lời phỏng vấn của đài RFI, bà Huỳnh Thị Sinh cho biết là “suốt bao nhiêu năm nay, không ngờ ngày hôm nay lại được quan tâm.”

Tiếp xúc với phóng viên nhật báo Người Việt qua điện thoại, cựu Phó Ðề Ðốc Hải Quân VNCH, ông Hồ Văn Kỳ Thoại, người trực tiếp chỉ huy trận hải chiến Hoàng Sa vào tháng 1, 1974, cho biết: “Chúng tôi lúc nào cũng tưởng nhớ đến anh em chiến sĩ đã bỏ mình trong trận chiến vì chủ quyền của quốc gia. Tôi nghĩ rằng bất cứ ai là người Việt cũng có quyền tự hào về trận hải chiến lịch sử này, trong đó các chiến sĩ VNCH đã anh dũng hy sinh để bảo vệ lãnh thổ Việt Nam.”

Ông nói thêm: “Sự kiện các sự hy sinh của họ được nhắc đến trong buổi lễ tưởng niệm tại Sài Gòn khiến tôi rất vui và vô cùng xúc động, và tôi nghĩ đây là một biến chuyển tích cực.”

Ðược hỏi về nhận định của ông trước sự kiện nhà cầm quyền Hà Nội không làm khó dễ ban tổ chức, ông Hồ Văn Kỳ Thoại nói: “Tuy nhìn chung thì tôi thấy đây là một sự kiện vui, nhưng cũng cảm thấy niềm vui không được trọn vẹn, vì nếu nhà cầm quyền và người dân Việt Nam cùng có cử chỉ này thì hay hơn nhiều. Khi cử chỉ này được các vị nhân sĩ khởi xướng, thì người ta không thể không tự hỏi là không biết Hà Nội có muốn như vậy không, hay là bị đặt vào thế kẹt?”

Một sinh viên tên Duy Nguyễn, người từng tham dự nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc, có mặt tại lễ tưởng niệm, nói với báo Người Việt là anh “đánh giá cao” việc các nhân sĩ trí thức Việt Nam làm buổi tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhân ngày 27 tháng 7.

“Buổi lễ này đã tạo ra một diễn đàn giúp cho những người quan tâm bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình về hiện tình đất nước, và đã khích lệ được lòng yêu nước,” sinh viên Duy Nguyễn khẳng định.

Về quan ngại là nhà nhà cầm quyền có thể sẽ cản trở buổi lễ vì e ngại có biểu tình hay biểu dương để phản kháng Trung Quốc, sử gia Nguyễn Ðình Ðầu, chia sẻ với đài RFA: “Buổi lễ này hoàn toàn có tính cách nghi lễ cầu siêu tôn vinh những người đã hy sinh vì tổ quốc hay là nạn nhân chiến cuộc. Theo tôi biết sẽ không có sự biến chuyển sang mít tinh biểu tình...”

Những trí thức nổi tiếng như sử gia Nguyễn Ðình Ðầu, Giáo Sư Tương Lai, Nguyễn Phương Tùng, các văn nghệ sĩ như nhà thơ Ðỗ Trung Quân, Nguyễn Duy... tham gia buổi lễ đã giơ cao các khẩu hiệu như “Ủng hộ kiến nghị 10 tháng 7, 2011 của nhân sĩ, trí thức gởi Quốc Hội và Bộ Chính Trị,” “Phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm phạm biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam,” “Hòa bình và công lý cho Biển Ðông,” “Yêu cầu nhà cầm quyền không đàn áp biểu tình yêu nước của nhân dân.”

Sinh viên Duy Nguyễn cho biết, việc các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974 được nhắc đến là một “nhấn mạnh rằng dù ở ý thức hệ nào, thì những chiến sĩ hy sinh vì đất nước sẽ muôn đời được ghi nhớ,” và với anh đây là “một sự kiện trong một chuỗi sự kiện có vẻ tốt.”

Dẫn giải “chuỗi sự kiện” này, anh Duy đơn cử việc hải chiến Hoàng Sa năm 1974 giữa VNCH với Trung Quốc được nhắc đến tại Hội Nghị An Ninh Hàng Hải Biển Ðông ở Washngton, DC, vào cuối tháng 6 như một minh chứng cho chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này, cũng như việc tờ báo Ðại Ðoàn Kết, trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, đã có hai bài viết nhắc tới trận hải chiến này.

* Sự kiện hiếm có

Trong bài viết có tên “Lễ tưởng niệm liệt sĩ chống Trung Quốc,” BBC giải thích sự kiện đặc biệt này trong câu viết: “Ðây có lẽ là buổi tưởng niệm đầu tiên đối với các liệt sĩ người Việt của cả hai chế độ và trong các cuộc chiến với Trung Quốc” để “bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây Nam và ở Hoàng Sa, Trường Sa.”

Sự kiện này được xem là “đặc biệt,” “hiếm có” là vì từ sau biến cố 1975, đây là lần đầu tiên, tại Việt Nam, tên của các chiến sĩ quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vì tổ quốc trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 được nhắc đến, và được vinh danh cùng với các liệt sĩ của quân đội phía Bắc đã ngã xuống trong cuộc chiến Trường Sa năm 1988.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Nam Nguyên/RFA là có phải đây là một hình thức “vinh danh những người đã chết vì bảo vệ lãnh thổ Việt Nam không phân biệt là quốc gia hay cộng sản” không, sử gia Nguyễn Ðình Ðầu, phát biểu: “Ðúng như thế, những người đã hy sinh rồi thì không nên phân biệt ý thức hệ hay về phương diện chính trị. Nhưng thế nào cũng có tác động về phương diện chính trị.”

Cụ Nguyễn Ðình Ðầu giải thích: “Những chiến sĩ bên này hay bên kia nhưng đều là bảo vệ đất đai của tổ quốc. Chúng tôi cũng cầu nguyện và tôn vinh cả những đồng bào nạn nhân của những lực lượng thù địch ngoại bang chống phá Việt Nam.”

Khi được yêu cầu đánh giá “chuỗi sự kiện” nêu trên, sinh viên Duy Nguyễn tỏ ra dè dặt: “Ðây có thể là một điều rất tốt, nếu chúng ta xem nó là một tiến bộ về nhìn nhận khách quan, hay xa hơn là việc minh bạch hóa một cách công minh về lịch sử đất nước, còn ngược lại thì hoàn toàn không tốt, nếu chỉ đơn thuần là một giải pháp mang tính toán chính trị thời điểm. Và ở thời điểm này, e rằng chưa thể xác quyết!”

- Hà Giang / Người Việt

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch