faith-science“Đức tin và khoa học khác biệt nhưng bổ túc cho nhau. Hơn nữa, khoa học đóng vai trò thanh luyện đức tin và làm cho đức tin ngày càng vững mạnh và sáng suốt hơn.”  (Đức Chân Phước Gioan Phaolô II). Làm thế nào để vừa làm khoa học vừa giữ đạo? Khoa học và đức tin có thể gặp gỡ nhau không? Làm sao để có thể sống đức tin vững vàng giữa xã hội ngày nay?

Đó là những ưu tư và thắc mắc của hơn 300 tham dự viên Công giáo  khi đến giảng đường Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận lúc 14g30, ngày 03/11/2012 để lắng nghe Cha Giuse Phạm Quốc Văn, OP trình bày về đề tài “Đức tin và khoa học”.

Với giọng nói dí dỏm, khôi hài, Cha Giuse hướng dẫn tham dự viên từng bước khám phá những trái ngược, sự khác biệt và mối tương quan giữa đức tin và khoa học:

1.    Đức tin và khoa học dường như trái ngược nhau

Dựa vào Sách Sáng Thế Ký, Cha Giuse nêu lên những vấn nạn thường gặp trong Thánh Kinh, tạo nên mối căng thẳng giữa đức tin và khoa học như:

Thiên Chúa hoàn tất công trình sáng tạo của Người chỉ trong sáu ngày... Ngày thứ nhất Thiên Chúa tạo nên ánh sáng nhưng đến ngày thứ tư Người mới tạo dựng mặt trời và mặt trăng. Điều này vô lý, vì theo khoa học, ánh sáng được phát ra từ mặt trời, làm sao có ánh sáng khi chưa có mặt trời. Cũng vậy, ngày thứ sáu, Thiên Chúa mới tạo dựng con người, điều này đưa ra một sự trục trặc trong thuyết tiến hóa của con người... Như vậy, Thánh Kinh là chuyện hoang đường, là chuyện cổ tích, nên không có tính khoa học!!!

Ngài tiếp tục quảng diễn: Vậy, khoa học nói gì về vũ trụ? Ngày nay, các nhà vật lý vũ trụ đã phỏng định tuổi của vũ trụ khoảng 15 tỷ năm, và hầu như họ có thể tái tạo lại  những giai đoạn chính của lịch sử thế giới. Mốc để tính tuổi của vũ trụ kể từ vụ nổ “big-bang” được coi là khởi thủy của thế giới này. Trái đất thuở sơ khai là một quả cầu sôi sục dung nham, với một đại dương nham thạch bất tận. Lúc đó, nhiệt độ trên hành tinh của chúng ta lên đến 1093 độ C. Với những nhận định trên, cho dù thực tế khoa học có thể kiểm chứng bằng kính viễn vọng, bằng nhiều loại phương tiện hiện đại, nhưng chúng ta có thể tin được bao nhiêu phần trăm?!

Như vậy, khoa học và đức tin dường như chõi nhau, cũng như hai người điếc nói chuyện với nhau, nhưng chẳng ai hiểu ai! Khoa học nói một đường, Kinh Thánh giải thích một nẻo. Vậy, đâu là sự khác biệt giữa đức tin và khoa học? Sự khác biệt này giống như vợ chồng, khi đã hiểu tính khác biệt của nhau rồi thì mới yêu nhau và đi đến sự đồng cảm trong tình yêu: “Yêu nhau củ ấu cũng tròn” là như thế.

2. Sự khác biệt lớn giữa đức tin và khoa học

Nhằm giúp tham dự viên hiểu được nguyên nhân sự khác biệt giữa đức tin và khoa học, Cha Giuse đưa ra giải pháp sau: Đức tin trả lời vấn nạn “tại sao?”, còn khoa học trả lời vấn nạn “như thế nào?”,  ngài trình bày các lập luận sau:

Thánh Kinh không hiểu theo nghĩa đen, cụ thể như Chúa đã nói: “Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi... ; Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi...” (Mc 9,45-46). Vậy thì trên Nước Trời toàn người đui què hay sao? Cũng vậy, câu chuyện “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu vào Nước Trời” (Mt 19,24) nhằm diễn tả việc vào Nước Trời đòi hỏi sự nỗ lực triệt để của con người.

Còn dưới góc nhìn của khoa học, ngài trình bày tiếp:

Người phụ nữ có thể vùng lên đòi bình đẳng về quyền lợi, về chức vụ nhưng không bắt nam giới mang nặng đẻ đau, không phải lúc nào hai cộng hai cũng bằng bốn.

Trong thơ ca cũng thế, phải tinh ý mới hiểu được, chẳng hạn:

Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen

Có được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà

Sen làm gì có cành? Nhưng anh chàng này chỉ muốn dấm dớ để… tán tỉnh thôi.

Trong ngôn ngữ thi ca cũng vậy, nhà thơ Hàn Mặc Tử đã viết:

Ai mua trăng ta bán trăng cho.

Trăng mà cũng đòi bán ư?

Chúng ta tự hào là con rồng cháu tiên, là đồng bào với nhau qua truyền thuyết mẹ Âu Cơ đẻ trăm trứng, sinh trăm con, vậy thì mẹ Âu Cơ là gà vịt chứ đâu phải người! Không ai bảo câu truyện trên phản khoa học, và ai cũng biết câu truyện ấy muốn nhắn nhủ điều gì.

Ngài kết luận: Như vậy, đức tin không nhằm trả lời câu hỏi trời đất được hình thành như thế nào, nhưng giải thích tại sao Thiên Chúa lại tạo thành trời đất. Đức tin không phải là một công trình khảo cứu về cấu tạo của con người ra sao, nhưng cho biết tại sao con người hiện hữu, con người từ đâu mà có, sống để làm gì và chết rồi sẽ đi đâu. Khi nhìn về vụ án Galilê, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói: “Kinh Thánh dạy ta biết cách lên trời chứ không cho biết trời được làm bằng gì”. Đức tin tìm hiểu về Thiên Chúa và về những gì Ngài nói với con người nhằm giúp con người đạt tới cùng đích đời mình. Đức tin vén mở cho chúng ta thấy ý nghĩa của các sự vật, trái lại, khoa học không làm được như thế.

 

3.    Mối tương quan giữa đức tin và khoa học

Qua những lập luận trên, Cha Giuse đã đưa ra những mối tương quan giữa đức tin và khoa học. Ngài quảng diễn:

-        Đức tin vào Thiên Chúa - tri thức đức tin

Đối tượng của đức tin chính là Thiên Chúa, Đấng đã tự mạc khải mình. Con người biết mở lòng ra để tin, thì sẽ đón nhận được sứ điệp của Ngài, với niềm hy vọng mình sẽ tìm gặp được ý nghĩa cho cuộc đời. Nếu biết dấn bước trên con đường Ngài vạch cho, nếu biết sống kinh nghiệm đức tin, thì lúc đó, người có lòng  tin sẽ xác tín và cảm nghiệm được là mình đang sống trong chân lý.

Chính Thiên Chúa đã nói với con người những gì con người tin, ta gọi đó là mạc khải. Lý trí con người có thể mở ra để đón nhận và hiểu biết mạc khải, đó là một tri thức đức tin. Nếu con người đón nhận và sống đức tin của mình, thì đức tin sẽ soi sáng cho trí tuệ người tin: điều đó đòi phải có kinh nghiệm về đời sống Kitô đích thực.

-        Niềm tin vào khoa học - tri thức khoa học

Từ khoa học bao hàm một lãnh vực rộng lớn của tri thức con người, trải dài từ các khoa toán học trừu tượng nhất cho tới các ngành khoa học nhân văn (như tâm lý học, xã hội học v.v…). Ở đây, xin được giới hạn lại, chỉ bàn đến các khoa học thiên nhiên: tức là các khoa nghiên cứu về vật chất và sự sống; bởi vì, trong hai phạm vi ấy, đối tượng nghiên cứu là những vật thể cụ thể và có thể thí nghiệm được.

Nhà khoa học chọn đối tượng mình muốn nghiên cứu, khởi đi từ một sự kiện, từ một hiện tượng tự nhiên, bằng phương pháp thí nghiệm nhiều lần trong một môi trường cụ thể. Từ một kết luận tạm thời, nhà khoa học suy đoán ra những kết quả mà một khi đã được các cuộc thí nghiệm xác minh, thì sẽ trở thành những bằng chứng xác nhận cho giả thuyết người khảo cứu đã đưa ra. Đối với nhà nghiên cứu khoa học, tính xác thực là những gì đã trở thành hiển nhiên qua nghiệm chứng. Tính xác thực (certitude) hiển nhiên ấy làm nền tảng cho niềm xác quyết của nhà khoa học, ta gọi đây chính là tri thức khoa học.

Sự gặp gỡ giữa tri thức khoa học và tri thức đức tin

Cho đến thế kỷ 16, kiến thức của loài người về vũ trụ còn thuộc loại hiểu biết chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hơn là căn cứ vào công trình khảo nghiệm khoa học. Bên Tây phương, các người làm khoa học thường xuất thân từ giới tu hành, hoặc là từ giới Công giáo trí thức. Đối với họ, không thể có chuyện đối chọi, tương phản giữa khoa học và đức tin; bởi vì, như Thánh Augustinô nhận định: Dù là qua công trình tạo dựng hay là qua mạc khải cứu độ, thì cũng chỉ cùng một Thiên Chúa duy nhất ngỏ lời với chúng ta mà thôi.

Mặt khác, khoa học cũng phải chấp nhận giới hạn của mình. Có những thực tại mà khoa học không bao giờ vươn tới được, chẳng hạn như: tình cảm, vẻ đẹp, thi ca, các lựa chọn luân lý… Nhưng chỉ nơi Thiên Chúa mới có thể giải đáp cho ta được. Có thể nói đức tin và khoa học có những khác biệt nhau, nhưng không chống đối nhau. Theo Tiến sĩ Francis Collins, giám đốc dự án giải mã gen người: “Khoa học và đức tin cả hai đều đưa ra những cách thức khác nhau nhưng bổ sung cho nhau để trả lời cho những câu hỏi lớn nhất của thế giới, và cả hai có thể cùng tồn tại trong tâm trí một người ham học hỏi  tri thức sống trong thế kỷ XXI”.

 

4.    Kết luận

Sau gần ba giờ cùng trao đổi và lắng nghe ý kiến của các tham dự viên, Cha Giuse đã đúc kết bằng ba điểm chính sau:

- Đức tin và khoa học khác biệt nhưng bổ túc cho nhau, không đối chọi nhau. Hơn nữa, khoa học đóng vai trò thanh luyện đức tin và làm cho đức tin mỗi ngày vững mạnh, sáng suốt hơn. Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Khoa học thanh tẩy tôn giáo khỏi mọi lầm lỗi và mê tín; tôn giáo tẩy sạch khoa học khỏi thờ ngẫu tượng và sai lạc tuyệt đối. Cái này kéo cái kia vào một thế giới rộng hơn, một thế giới mà trong đó cả hai đều được nuôi dưỡng”.

- Không thể làm khoa học nửa vời và sống đức tin đại khái! Nhà bác học vĩ đại Louis Pasteur đã nói: “Một sự hiểu biết khoa học nhỏ nhoi sẽ tách rời chúng ta ra khỏi Thiên Chúa. Nhưng một sự hiểu biết khoa học tường tận sẽ mang chúng ta tới gần Thiên Chúa hơn”.

- Khoa học gia không nhất thiết phải là kẻ vô thần, có khi họ là Kitô hữu thánh thiện.  Louis Pasteur là giám đốc viện nghiên cứu khoa học nhưng ông cũng là người biết quỳ gối lần hạt Mân Côi.

Hoa Tâm

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch