Crown_of_thorns-2“Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào” (Lc 13,24). Nếu thử thách mà các thánh Tử Đạo khi xưa phải  đối đầu là bước qua cây thập giá thì ngày nay, chúng ta cũng phải đối mặt với những thách đố gắt gao và nghiệt  ngã của cuộc sống. Nếu các thánh Tử Đạo phải chịu những cực hình man rợ để làm chứng cho Đức Tin thì thời nay, sống theo sự công chính của lương tâm, thực thi đức bác ái theo tinh thần Kitô giáo... nhiều khi đòi hỏi phải hy sinh chẳng khác nào một cuộc tử đạo không đổ máu.

Nếu các Ngài dùng cái chết để làm chứng cho niềm tin, cho tình yêu vào Chúa Giêsu, và niềm hy vọng vào sự sống đời sau thì ngày nay, chúng ta cũng được mời gọi để trở nên sự hiện diện sống động của Đức Kitô giữa lòng đời.

“Tử đạo” có gốc từ chữ “martyr” trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là “làm chứng”. Như vậy, “tử đạo” không chỉ là đổ máu để bảo vệ Đức Tin của mình mà còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn là làm chứng cho Đức Kitô, là đáp lại lời mời gọi vác thập giá theo Người. Cho dù ở bậc sống nào, trong thời đại nào thì  những người môn đệ của Đức Giêsu cũng phải chấp nhận đi vào con đường “tử đạo” để làm chứng cho những giá trị Tin Mừng bằng những cách thức khác nhau.

Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển giúp xoá bỏ những khoảng cách địa lý, đem con người xích lại gần nhau hơn. Đặc biệt, với sự xuất hiện các trang mạng xã hội: có những mặt tích cực là nơi giao lưu, gặp gỡ, kết bạn của mọi người, thì bên cạnh đó, nó cũng bộc lộ những mặt tiêu cực là con người ngày càng lệ thuộc và bị chi phối bởi những giá trị ảo. Từ đó, con người ngày càng đánh mất giá trị thực của mình, đánh mất sự tương quan giữa con người với nhau. Đồng thời, tiếp tay cho sự giả dối lên ngôi, kéo theo sự đảo lộn những giá trị truyền thống, nhất là phủ nhận và loại trừ những giá trị của Tin Mừng. Hơn nữa, đứng trước những luồng thông tin trái chiều nhau, chúng ta dường như rơi vào tình trạng “nhiễu” thông tin, không thể phân biệt đúng sai, phải trái. Ngoài ra, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão cũng đồng nghĩa với việc những cám dỗ về vật chất và hưởng thụ đang cuốn hút mọi người vào vòng xoáy của nó. Vì thế, để trở thành chứng nhân tử đạo, người Kitô hữu sẽ phải vượt qua những thách đố không nhỏ. Tuy nhiên, nó cũng mở ra những cơ hội để chúng ta làm chứng cho niềm tin của mình.

Quả thật, “tử đạo” trong bối cảnh thế giới ngày nay tuy không máu đổ, đầu rơi nhưng cũng chẳng phải dễ dàng, và cũng lắm chông gai, thử thách. Chúa Giêsu đã khẳng định: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào” (Lc 13,24).

Để trở thành công dân Nước Trời, ắt hẳn mỗi người chúng ta phải nỗ lực hết mình để sống và thông truyền chân lý của Đức Tin, vì “Có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ” (Rm 10,10).

Để chọn Chúa, người Kitô hữu phải nói không với những đồng tiền bất chính, phi nghĩa, không được dính bén với của cải vật chất, vì “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được” (Lc 16,13).

Để sống tinh thần tha thứ, chúng ta phải bỏ đi niềm kiêu hãnh của mình để sống nhân từ, bao dung như Thầy Giêsu dạy: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5,44).

Để sống đức bác ái và chu toàn giới luật yêu thương, chúng ta phải từ bỏ cái “tôi” ích kỷ để yêu người thân cận như chính mình: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24).

Để bước vào Nước Trời, người môn đệ phải khước từ lối sống hưởng thụ, tôn thờ vật chất để sống tinh thần nghèo khó của Tin Mừng: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3; Lc 6,20).

Để chiếm hữu Nước Thiên Chúa, người Kitô hữu phải mặc lấy tâm tình khiêm hạ và đơn sơ như trẻ nhỏ: “Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ em, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 18,3).

Như vậy, bước theo chân Chúa là không ngần ngại hy sinh và từ bỏ, chấp nhận thiệt thòi trước mắt để làm giàu trước mặt Thiên Chúa. Tuy nhiên, với tình yêu và ơn Chúa trợ giúp thì sự hy sinh và từ bỏ, sẽ không còn là gánh nặng phải cố mang lấy cho xong. Trái lại, nó sẽ là niềm vui và là hạnh phúc đích thực cho những ai có niềm tin vào Thiên Chúa, như Mẹ Maria được tuyên xưng là người “Có phúc vì đã tin” (Lc 1,45).

Phương Khanh                                            Nguồn: Chương trình Chuyên đề

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch