Chúng ta đang sống trong một thế giới tục hóa và giải thiêng. Theo dõi tin tức mỗi ngày, ta có thể thấy được con người ngày càng tăng phần “con” và giảm phần “người”.

Thêm vào đó, số người từ bỏ tôn giáo để chạy theo chủ nghĩa vô thần hay tôn thờ chủ nghĩa cá nhân ngày càng tăng. Sống trong một thế giới như vậy, người Kitô hữu

Chúng ta đang sống trong một thế giới tục hóa và giải thiêng. Theo dõi tin tức mỗi ngày, ta có thể thấy được con người ngày càng tăng phần “con” và giảm phần “người”. Thêm vào đó, số người từ bỏ tôn giáo để chạy theo chủ nghĩa vô thần hay tôn thờ chủ nghĩa cá nhân ngày càng tăng. Sống trong một thế giới như vậy, người Kitô hữu chúng ta cũng phần nào bị ảnh hưởng. Đôi khi niềm tin của chúng ta dễ bị lung lay, chao đảo, và đứng trước nguy cơ gãy đổ. Do đó, chúng ta cần nhìn lại khái niệm của Đức Tin mà Hội Thánh dạy chúng ta. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo số 153 cho ta biết rằng Đức Tin là một ân ban hay quà tặng của Chúa. Đây là một định nghĩa đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ, nhưng lại hàm chứa nhiều ý nghĩa. Trong bài chia sẻ ngắn này, chúng ta hãy cùng nhau phân tích ý nghĩa của câu định nghĩa này.

Nếu chỉ đọc thoáng qua câu định nghĩa này, nhiều người có thể cho rằng: Vì Đức Tin là một ân ban, nên nếu Chúa không ban cho chúng ta ân huệ này, thì dù chúng ta có cố gắng đến đâu cũng không thể có Đức Tin. Điều này không sai, vì quả thật như thế, chúng ta không thể tự nhiên có Đức Tin. Chúa là người gieo hạt giống đó vào tâm hồn chúng ta. Nhưng bạn hãy thử nghĩ xem liệu Chúa có giới hạn số người mà Chúa muốn ban Đức Tin không? Theo tôi, chắc chắn là không, bởi vì chính Chúa Giê-su đã chết để cứu toàn nhân loại, và Ngài đã sai các môn đệ của Ngài đi đến tận cùng Trái Đất để rao giảng Tin Mừng và làm Phép Rửa cho mọi người. Chúa luôn muốn quy tụ tất cả mọi người vào gia đình của Chúa, không phân biệt bất kỳ ai. Nếu hiểu như vậy, thì quả thật Chúa muốn ban Đức Tin cho tất cả mọi người.

Vậy tại sao lại có người tin người không? Quay lại câu định nghĩa: Đức Tin là một món quà. Để một thứ gì đó trở thành món quà thật sự, phải xuất từ hai phía, người tặng quà và người nhận quà. Nếu tôi tặng món quà cho bạn, nhưng bạn từ chối không nhận thì nó không thể gọi là quà được. Cũng vậy, Chúa ban món quà Đức Tin cho ta, nhưng nếu ta không nhận thì đương nhiên ta sẽ không có món quà đó. Một trường hợp khác, nếu tôi tặng bạn một món quà, bạn nhận món quà đó, nhưng bạn không bao giờ xem đó là một món quà thật sự, bạn để nó vào một góc và chẳng bao giờ đụng tới. Liệu đó có phải là một món quà đúng nghĩa không? Chắc chắn là không. Cũng vậy, chúng ta có thể đón nhận Đức Tin lúc đầu vì một lý do nào đó, nhưng chúng ta không bao giờ nhìn nhận Đức Tin ta lãnh nhận là một món quà giá trị, để nó qua một bên, và chẳng bao giờ sống niềm tin của mình, Đức Tin đó sẽ sớm mai một. Chúng ta phải nhớ rằng Chúa luôn tôn trọng tự do của chúng ta. Vì thế, quà Đức Tin thì Chúa ban cho hết mọi người, vấn đề ở đây là chúng ta có đón nhận và sử dụng món quà đó hay không. Mỗi người Kitô hữu chúng ta đều đã nhận món quà Đức Tin đó khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, câu hỏi đặt ra ở đây là chúng ta đang dùng món quà đó như thế nào? Chúng ta có trân trọng và nâng niu món quà này hay không? Ai cũng thích nhận quà cả. Chúng ta phải lấy làm hãnh diện và cảm thấy hạnh phúc vì đây là món quà của Chúa ban, một thứ vô cùng quý giá.

Vậy tại sao Đức Tin lại là thứ vô cùng quý giá? Hay Đức Tin giúp ích cho chúng ta thế nào trong thời đại hiện nay? Thật vậy, thế giới tục hóa và giải thiêng lấy đi niềm hy vọng của khá nhiều người, và có thể biến họ thành người vô cảm vì thật giả lẫn lộn. Tại sao tôi phải lo cho bạn khi tôi không chắc là bạn sẽ không bao giờ phản bội tôi? Tại sao tôi phải quan tâm đến thế giới xung quanh khi quá nhiều điều xấu xa đang tồn tại? Những lúc như thế, Đức Tin đem lại cho ta niềm hy vọng. Chúng ta tin rằng Chúa đang điều khiển thế giới này. Ngài sẽ sửa đổi những sai trái trong hành động của con người. Một số người bỏ cầu nguyện vì họ không thấy được hoa trái từ việc đạo đức của họ, vì thế giới vẫn còn quá nhiều đau khổ. Thế nhưng, nếu chúng ta không cầu nguyện, chúng ta dập tắt đi niềm hy vọng vào một điều gì đó tốt đẹp sẽ tới, nếu không phải bây giờ thì trong tương lai, nếu không phải đời này, thì chắc là đời sau. Hy vọng ở đây không có nghĩa là một sự chắc chắn là mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp. Nếu như thế chúng ta sẽ rất dễ thất vọng.  Hy vọng ở đây có nghĩa là mình tin rằng mọi thứ xảy ra có một mục đích và ý nghĩa nhất định, vì ta tin rằng Chúa là Đấng Quan Phòng. Nói một cách dân gian hơn là: “trong cái rủi có cái may.” Chúng ta cũng chứng kiến những điều như vậy trong cuộc sống: Chúa Giê-su đã chết để cả nhân loại được cứu. Các thánh tử đạo Việt Nam đã hy sinh tính mạng để hạt giống Đức Tin được nảy mầm và trổ sinh hoa trái. Cha mẹ phải làm lụng vất vả để con cái được học hành đàng hoàng và thành tài. Một tai nạn xảy đến làm ta cẩn trọng hơn khi lái xe. Đôi khi sự ra đi đột ngột của một người thân lại là sợi dây nối kết tình gia đình... Đức Tin cho ta niềm hy vọng mãnh liệt đó để chúng ta có thể vững lòng vượt qua những khó khăn trong thế giới này, và cố gắng trong khả năng của mình để chiến đấu xây dựng thế giới tốt đẹp hơn.

Đức Tin còn phát triển tình yêu của chúng ta dành cho nhau và cho mọi thứ xung quanh. Con người sống luôn cần có tình yêu, nhưng sự tục hóa và giải thiêng của thế giới ngày nay làm phai nhạt tình yêu giữa người với người. Làm sao có thể yêu khi không thể tin nhau được? Chúng ta có thể tìm thấy xung quanh ta những người có Đức Tin mạnh, và điều chúng ta thấy nơi họ là một tình yêu nồng nàn. Họ nhìn thấy Chúa trong mọi sự và mọi người. Họ nhìn mọi thứ bằng tình yêu, vì Đức Tin đưa họ đến rất gần với Chúa, là Tình Yêu. Và khi ta nhận ra được tình yêu hiện hữu sống động xung quanh ta, cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa hơn nhiều và nhờ vậy ta sẽ nỗ lực để xây dựng thế giới thêm tốt đẹp. Tình yêu cho ta động lực để sống và xây dựng thế giới xung quanh.

Với vài dòng chia sẻ như vậy chúng ta cũng thấy được rằng Đức Tin quan trọng thế nào. Đức Tin cho ta niềm hy vọng giữa một thế giới nhiều điều bất an. Đức Tin cho ta một tấm lòng yêu thương để tìm ra ý nghĩa và lẽ sống trong một thế giới hỗn loạn. Đức Tin là một món quà quý giá mà Chúa ban cho ta. Hãy mở lòng ra đón nhận món quà này mỗi ngày và dùng món quà ấy để sống, và sống thật trọn vẹn ý nghĩa.

Nguyễn Hoài Huy

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch