Về vấn đề gộp nhiều ý lễ trong một lễ dâng, thì Bộ Giáo Sĩ đã công bố Sắc Lệnh “Mos iugiter obtinuit”  vào ngày 22/2/1991 với tựa đề: “Về việc gộp nhiều ý lễ”, cấm chỉ các linh mục gộp nhiều ý lễ lại trong một lễ dâng, được Giáo Hoàng Gioan Phaolo II phê chuẩn.

Sắc Lệnh ghi rõ nếu giáo xứ hay linh mục nào nhận được nhiều ý lễ thì chỉ được gộp nhiều ý lễ lại để cử hành trong một thánh lễ là hai lần trong một tuần mà thôi.

Mặc dầu đã có những bài báo phê bình vấn đề lạm dụng trong việc gộp nhiều ý lễ trong một lễ dâng, người ta vẫn thấy vấn đề lạm dụng được tiếp tục do một số linh mục trong một số giáo xứ. Gần đây nhất, người ta đã chứng kiến tận mắt và nghe bằng tai việc gộp rất, rất nhiều ý lễ trong “Thánh Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15/08/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ - Youtube” trên VietCatholicNews theo chương trình Giáo Hội Năm Châu. Sau bài thánh ca dẫn nhập và trước bài Thánh Ca Nhập Lễ, người dẫn lễ đứng trên bục đọc Lời Chúa rao lịch trong tuần, rồi xin cộng đoàn mạng dự lễ hiệp ý với linh mục chủ tế cầu nguyện theo những ý lễ của người xin lễ từ Năm Châu. Những ý lễ này không những người ta chỉ nghe được bằng tai, mà còn được thấy bằng mắt vì được ghi trên màn ảnh Youtube, nên không thể chối cãi được

Người ta đếm được tất cả là 361 (ba trăm sáu mốt) ý lễ. Mặc dầu có một số ý lễ thay vì xướng 51 lần như 51 lễ xin cầu cho linh hồn Maria, thì người dẫn lễ chỉ xướng một lần xin cầu cho 51 linh hồn Maria. Tuy vậy người nghe vẫn cảm thấy rất ư là dài mà họ phải nghe hết 361 ý lễ trong vòng gần 6 phút (từ phút giây 1:33 đến 7:26) trước khi được tham sự thực sự vào việc tham dự thánh lễ. Cuối thánh lễ người ta còn thấy ghi trên màn ảnh Email xin lễ: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..

Thông thường khi muốn xin lễ thì giáo dân thường đến nhà thờ, đến dòng tu nam, hoặc gặp linh mục để xin lễ kèm theo bổng lễ. Bây giờ Vietcatholic lại làm ra địa chỉ email cho người ta gửi ý xin lễ về. Khi dự “Thánh Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15/08/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ” trên Internet do VietCatholic tổ chức, người ta không biết là ở nhà thờ nào. Hình như đó là môt nhà thờ bên Úc Đại Lợi thì phải? VietCatholic không phải là một thực thể Công Giáo như dòng tu nam để được giám mục giáo phận nào đó cho phép làm việc mục vụ tại một giáo xứ nào đó và quản trị nhà thờ của giáo xứ đó.

Giáo Hội đã đưa ra 13 khoản luật từ khoản 845 đến 958 quy định về việc làm theo ý chỉ người xin lễ và xử dụng bổng lễ của họ. Khi thấy có việc lạm dụng về ý lễ và bổng lễ, thì ngày 22/2/1991 Bộ Giáo Sĩ đã công bố Sắc Lệnh với tựa đề: “Về việc gộp nhiều ý lễ”, cấm chỉ các linh mục gộp nhiều ý lễ lại trong một lễ dâng. Nếu nhận được nhiều ý lễ thì linh mục chỉ được gộp nhiều ý lễ lại để cử hành hai lần trong mỗi tuần mà thôi. Còn những ý lễ khác thì ước lượng xem trong một năm có làm hết được không. Nếu không phải gủi về toà giám mục để được phân phối cho những linh mục không có ý lễ để dâng hoặc gửi cho những linh mục nghèo ở xứ truyền giáo. Linh mục nhận được quá nhiều ý lễ cũng có thể gửi thẳng cho những linh mục không nhận được ý lễ.

Việc gộp  nhiều ý lễ được khởi sự như thế nào?

Trước năm 2000, có một giáo xứ Việt Nam kia tại Hoa Kì, áp dụng Sắc Lệnh của Bộ Giáo Sĩ  về việc gộp nhiều ý lễ, ghi trong tờ thông tin của giáo xứ, chỉ gộp ý lễ lại có hai lần một tuần. Còn những lễ khác chỉ  ghi có một ý lễ như thấy áp dụng tại các giáo xứ Mỉ trong tờ thông tin giáo xứ của họ. Có lẽ Bộ Giáo Sĩ giả sử rằng, mỗi ngày chỉ có một lễ nên quy định 2 lần trong tuần thì được gộp ý lễ lại. Như vậy cũng là 2 ngày. Tuy nhiên mỗi ngày trong tuần có thể có hơn một lễ, nên người ta có thể hiểu là hai ngày được gộp nhiều ý lễ lại.

Từ năm 2001, hoặc không biết hoặc bất chấp Giáo luật và Sắc lệnh về việc sử dụng ý lễ và bổng lễ, người ta lại thấy việc gộp nhiều ý lễ lại trong tất cả mọi lễ hằng ngày và hằng tuần và đem lên mạng như thấy trong tờ thông tin. Vì những lí do khác nhau, tên và địa chỉ của giáo xứ đó không được tiết lộ trong bài này.

 Việc gộp nhiều ý lễ trong tất cả mọi thánh lễ lây lan như thế nào?

Trong thời đại Tin học như @ còng, Internet, Website, Youtube và Facebook, lại thêm tài chính cá nhân và kinh tế gia đình tăng triển trong thời WTO (World Trade Organizatiom: Tổ Chức Mậu Dịch Hoàn Cầu hoặc Tổ Chúc Thương Mai Thế Giới), nhu cầu du lịch cũng tăng để người Việt tại Quê Hương và hải ngoại thăm nhau, thì việc gộp nhiều ý lễ để cử hành trong một lễ dâng được ghi trong tờ thông tin của giáo xứ dễ lây lan. Việc gộp nhiều ý lễ lại để dâng trong một thánh lễ từ một giáo xứ lây sang những giáo xứ, cộng đồng VN khác ở gần kề, rồi đến những bang khác của Mĩ, rồi lan toả về VN, rồi lan sang những quốc gia khác. Thấy linh mục này làm như vậy, linh mục khác cũng làm theo vì những lí do khác nhau. Trong trường hợp này, linh mục đó hay việc gì đó được coi là gương. Người ta dùng động từ bắt chước cho gương xấu. Vì thế mà người ta nói: “chước quỷ cám dỗ”. Bắt chước gương mù, gương xấu thì dễ. Người ta lại dùng động từ noi theo cho gương tốt. Noi theo gương tốt, gương lành, gương sáng, thì mới khó.

Khi những linh mục VN du lịch sang Mĩ, đồng tế lễ với những linh mục Viêt Nam tại những giáo xứ VN hoặc đồng tế với những linh mục VN trong những cộng đoàn Công Giáo VN tại nhà thờ Mĩ, có thể nghe thấy nhiều ý lễ được loan báo gộp lại, hoặc thấy in trong tờ thông tin của giáo xứ hay cộng đoàn CGVN. Khi linh mục VN ở Mĩ về quê thăm gia đình, họ hàng, bạn hữu đồng tế lễ với chính mấy linh mục đã du lịch qua Mĩ, thì cũng chứng kiến việc nhiều ý lễ được gộp lại, khi linh mục đã du lịch sang Mĩ đọc lời nguyện Thánh Thể trong phần cầu cho các linh hồn đã qua đời.

Rồi khi linh mục Việt Nam đã làm chánh xứ giáo xứ VN tại Mĩ, được thuyên chuyển  qua làm cha sở giáo xứ VN tại Gia Nã Đại, thì việc gộp nhiều ý lễ lại trong một lễ dâng lại lây lan sang Gia Nã Đại.

Những ý lễ giáo dân xin được gia tăng gấp bội thế nào?

Phải nói rằng vào những năm đầu sau cuộc di cư ồ ạt của người Việt sang Mĩ khỏi đầu từ năm 1975, có ít người xin lễ vì họ chưa đi làm, hoặc họ chưa có thói quen xin lễ. Không có người xin lễ thì linh mục vẫn dâng lễ cho giáo dân tham dự, hoặc không có giáo dân tham dự, mà không có bổng lễ, để thờ phượng Chúa và cầu nguyện theo theo những ý chỉ chung như để tạ ơn Chúa, hoặc tạ tội cho mình và cho thế gian, hoặc xin bình an, hoặc cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng đã qua đời, cầu nguyện cho các linh hồn nhất là các linh hôn mồ côi, v.v.

Những người đi làm thì lương lậu còn rẻ mạt, nên họ cũng ít xin lễ. Khi họ đã có việc làm vững với mức lương cao, thì thấy họ xin lễ nhiều hơn. Những người sang Mĩ đã già cũng có thể dùng tiền an sinh xã hội để xin lễ. Những người sang Mĩ còn trẻ mà đến  tuổi hưu thì muốn tích trữ kho báu trên trời (Mt 6:20; Mt 13:44), nên cũng dùng tiền để dành, tiền hưu và tiền an ninh xã hội (khác tiền an sinh xã hội gọi là welfare) đến nhà thờ xin lễ kèm theo bổng lễ.

Ban đầu cộng đoàn Công Giáo hay giáo xứ Việt Nam thường chưa có tờ thông tin hàng tuần ghi ý lễ trong tuần, nên giáo dân không biết có ai xin lễ. Nếu có người xin lễ, cũng không biết họ là ai? Khi giáo xứ có tờ thông tin, thì những ý lễ giáo dân xin được ấn loát trong tờ thông tin, rồi được đem lên mạng. Có những giáo xứ còn đặt cho tờ thông tin một cái tên mĩ miều, cho đăng cả những tin về văn hóa, xã hội, chính trị, muốn giống như tờ báo ngoài đời nữa.

Khi người giáo dân này thấy người giáo dân nọ hay xin lễ và xin lễ thường xuyên cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân nhân của họ đã qua đời, thì người giáo dân kia có thể coi người giáo dân nọ có hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ của họ. Cho nên người giáo dân kia muốn được coi là có hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng muốn xin lễ. Việc ghi tên người xin lễ hình như gây ra sự ganh đua nào đó trong việc xin lễ. Thấy người này xin lễ cho ông bà cha mẹ đã qua đời, nhất là mới qua đời tại giáo xứ, người khác có thể bị áp lực từ đâu đến, cũng phải xin lễ chăng? Do đó mà người ta thấy không những con cháu xin lễ nhiều cho cha hoặc mẹ mới qua đời, mà cả bạn hữu của con cháu cũng xin lễ cho người mới xuôi tay nằm xuống nữa.

Khi có nhiều người xin lễ, thì người ta có thể nghĩ rằng chắc linh mục đó phải đạo đức và dâng lễ sốt sắng nên mới có nhiều người xin lễ như vậy. Hình như có những linh mục gộp nhiều ý lễ lại như vậy trong mỗi ngày và hằng tuần còn  cảm thấy hãnh diện vì trong giáo xứ có nhiều người xin lễ. Vì thế linh mục ở giáo xứ khác, cũng muốn ghi nhiều ý lễ gộp lại vào tờ thông tin, để được coi là mình đạo đức, dâng lễ sốt sắng và giáo dân xứ đạo của mình có lòng hiếu thảo. Có giáo xứ VN kia tại Mĩ vào Tháng 8, 2021, người ta đếm được khoảng 300 ý lễ kiệt kê trong một tuần vào các thánh lễ ngày thường và Chúa Nhật.

Việc gộp nhiều ý lễ lại để dâng trong một thánh lễ có lẽ cũng tại vì linh mục đó muốn giữ lại cho mình hoặc trong giáo xứ của mình, nên không muốn chia sẻ, gửi ý lễ cho những linh mục khác để họ dâng lễ theo ý chỉ người xin chăng?

Có lẽ đó là diễn tiến của trào lưu xin lễ và gộp nhiều ý lại trong một lễ dâng, phải không?.

Cách  thế để biết có sự lạm dụng việc gộp nhiềy ý lễ

Để biết giáo xứ nào lạm dụng việc gộp nhiều ý lễ lại trong một lễ dâng, thì có 1 trong 2 cách sau đây:

(1). Một là ở phần đầu lễ thông báo nhiều ý lễ theo nhiều  ý chỉ của nhiều  người xin.

(2). Hai là trong tờ thông tin của giáo xứ cho in nhiều ý lễ được gộp lại trong mỗi thánh lễ. Có thể đọc thông   tin giáo xư Online nếu giáo xứ đem lên mạng

 Như vậy, người ta sẽ thấy được vấn đề “buôn thần bán thánh” trong giáo xứ đó.

Những việc buôn bán khác nơi thờ phượng

Tiện đây thiết tưởng cũng nên bàn thêm lưới qua về vấn đề buôn bán cuối tuần của một số giáo xứ VN tại Hoa Kì  trong khu vực nhà thờ, bất kể lời Chúa cảnh giác: “Đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán” (Ga 2: 16) khi Người cầm roi xua đuổi họ và đồ vật buôn bán ra khỏi Đền thờ (c. 15).

Thêm vào đó, từ dịp lễ Tạ Ơn của người Hoa Kì, dịp Lễ Giáng Sinh, tiếp nối Tết Tây đến dịp Tết Ta, dịch vụ nấu nướng, buôn bán, việc giao và nhận hàng còn xẩy ra thường xuyên tại khuôn viên nhà thờ giáo xứ, với những món hàng mừng 4 dịp lễ nghỉ gần nhau. Không biết những linh mục trong giáo xứ có nghĩ đến việc nhờ cậy giáo dân buôn bán những đồ hàng như vậy kể kiếm tiền lời cho giáo xứ, có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trí của họ trong việc thờ phượng và sống đức tin không? Rồi không biết quý linh mục có nghĩ đến những tiểu thương, những người “buôn thúng bán mẹt” buôn bán hoặc làm cùng những thứ hàng như giáo xứ để bỏ mối vào 4 dịp lễ nghỉ, thì họ phải làm thế nào để cạnh tranh với những món hàng của giáo xứ chỉ vì có “mác” nhà thờ và làm sao kiếm khách hàng để họ cũng thu được chút lời không?

Trong một buổi “picnic” vào mùa hè, có giáo xứ Việt Nam kia tại Mĩ bán một đĩa tiết canh dê là 15 mĩ kim, có quảng cáo trước trong tờ thông tin giáo xứ để câu thực khách thích ăn nhậu những món hiếm có. Khi mua một đĩa tiết canh như vậy thì người ta không muốn chia sẻ cho nhau đâu, nên cứ mỗi người một đĩa cho tiện và lợi thôi, cho cả người mua và người bán đấy.

Trong năm đôi khi giáo xứ tổ chức những bữa ăn, những buổi bán hàng hoá để gây quỹ cho việc nọ kia trong giáo xứ thì người ta hiểu đuợc. Còn việc buôn bán hàng tuần vào cuối tuần hoặc  việc buôn bán thường xuyên trong năm, thì lại là chuyện phải xét lại.

Để hiểu rõ vấn đề là vấn đề và cách giải quyết vấn đề, xin mời đọc bài báo: “Mổ xẻ vấn đề gộp nhiều ý lễ trong một lễ dâng” của cùng tác giả trong đường dẫn này:

https://mucvuvanbut.net/bai-viet/bai-viet-cua-tac-gia-trang-chu/5376-m-x-v-n-d-g-p-nhi-u-y-l-trong-m-t-l-dang

Lưu ý: Trường hợp việc lạm dụng gộp nhiều ý lễ để dâng trong tất cả các thánh lễ vẫn được tiếp diễn, thì bài viết này có thể được chuyển ngữ sang Anh ngữ để vấn đề có thể đến tai giám mục bản quyền của những giáo phận tại Mĩ, Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi.. có liên hệ, rồi đến tai Bộ Giáo Sĩ.

Gia Hiến

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch