Chúa Nhật 4 Phục Sinh, Năm A
Ga 10:1-10
Năm 1964 dư luận thế giới xôn xao bàn tán về kịch bản tựa đề "Vị Ðại Diện" Trong đó, soạn giả Hóc-hút kết án Ðức Giáo Hoàng Piô XII là đồng lõa với Ðức Quốc Xã nên đã không hề lên tiếng bênh vực người Do Thái trong thời thế chiến II. Rồi tất cả những người thù nghịch Tòa Thánh Vatican đã nhao nhao hùa vào bôi nhọ gương mặt của Ðức Piô XII và đả kích Giáo Hội. Nhưng một năm sau đó, linh mục Rosaria Espuslto đã cho xuất bản cuốn sách tựa đề "Vụ án Vị Ðại Diện" thu thập rất nhiều tài liệu và chứng từ chứng minh cho thấy cái sai lầm của những lời kết tột nói trên.
Thật ra, qua các Tông huấn và hàng trăm thư từ và cả các sứ đíệp đọc trên đài Vatican, Ðức Piô XII đã nhiều lần kết án Ðức Quốc Xã về quyền con người và các vụ tàn sát do Ðức Quốc Xã chủ mưu cũng như bênh vực và cứu hàng ngàn người Do Thái khỏí chết. Và hình ảnh khó quên nhất là khi thủ đô Rô-ma bị quân Ðức Quốc Xã bỏ bom, Ðức Piô XII đã rời thành Vatican đến uỷ lạo dân chúng bí chết và bị thương trên quảng trường trước nghĩa trang Pam-pu-pi-ra-nô giữa tiếng bom đạn nổ chung quanh. Trong tình hình chiến sự nguy ngập và với những phương tiện eo hẹp của thơì thế chíến II, Ðức Piô XII đã hành động như một Vị Mục Tử nhân lành.
Mục Tử nhân lành hiến mạng sống mình cho đoàn chiên. Ðây cũng là đề tài nổi bật của các bài đọc Phụng vụ CN IV Phục Sinh Năm A.
Trong bài Tin Mừng: Chương 10 Tin Mừng Gio-an vẫn được gọi là Tin Mừng Mục Tử nhân lành được khai triển theo một lược đồ quen thuộc trong nền văn chương Khải huyền. Lược đồ đó gồm ba nhịp: Lời Mạc khải - Thái độ không hiểu của cử tọa - Lời Mạc khải mới. Khác với các Tin Mừng Nhất Lãm nhấn mạnh trên việc săn sóc đoàn chiên và niềm vui của sự hoán cải, Tin Mừng theo thánh Glo-an nêu bật các mối liên hệ cá nhân, thân tình của vị Mục Tử và từng con chiên. Tất cả những hình ảnh Thánh kinh: Mục Tử,.., đoàn chiên và các chiên cũng như các động từ để diễn tả mối tương giữa Thiên Chúa với loài người với cộng đoàn Giáo Hội, dân riêng của Thiên Chúa, trong nhãn quan Kitô.Hình ảnh Chúa Giêsu Mục Tử nhắc nhở hình ảnh Thiên Chúa Mục Tử hướng dẫn dân Do Thái ra khỏi cảnh nô lệ bên Ai Cập và đưa họ vào Ðất Hứa như được tường thuật trong sách Xuất hành.
Mạc khải thứ nhất trong chương 10 Tin Mừng theo thánh Gio-an nêu bật sự khác biệt giữa Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành và các người chăn thuê: Chúa Giêsu đi vào qua cửa chính chứ không đột nhập chuồng chiên bởi vì Người là chủ chăn có các mối liên hẹ thân tình với đoàn chiên, bằng chứng là Người biết và gọi trên từng con chiên một và các chiên biết tiếng gọi của Người. Ðộng từ "biết" ở đây theo ngôn ngữ Thánh Kinh ám chỉ các liên hệ thân tình liên bản vị như liên hệ sâu thẳm khắng khít giữa hai vợ chồng.
Và Chúa Giêsu Mục Tử dẫn đưa đoàn chiên đi ra tới các đồng cỏ xanh tươi, Người hướng dẫn và đồng hành với đoàn chiên. Ðây là một hình ảnh tuyệt đẹp diễn tả cuộc Xuất hành mới do Chúa Giêsu lãnh đạo Cộng đoàn của những người đi theo Người trong cuộc giải phóng này là cộng đoàn Phục Sinh, là Giáo Hội đã được Chúa Giêsu giải thoát khỏi tội lỗi và khỏi mọi sự dữ và cái chết. Sau phản ứng không hiểu của cử tọa, Chúa Giêsu tuyên bố mình là Cửa chiên. Lúc đó trong khi giảng dạy, Chúa Giêsu nhìn Cửa chiên là một hình ảnh của cửa thành thánh Giê-ru-sa-lem và đoàn tín hữu tiến qua cửa chiên đó để vào Ðền thờ cầu nguyện và gặp gỡ Thiên Chúa. Vì thế khi tuyên bố mình !à Cửa chiên, Chúa Giêsu có ý nói Người là nơi mà qua đó con người bước vào trong tương quan trọn vẹn với Thiên Chúa. Người là ngôi lều bằng thịt nơi Thiên Chúa ngự trị và sống giữa dân người, đồng thời là trung gian cần thiết, nghĩa là Cửa chính qua đó con người tới được với Thiên Chúa.
Kiểu nói "Ta là" ám chỉ tên gọi của Thiên Chúa đã mạc khải cho ông Mô-sê trong sa mạc xưa kia: 'Ta là Ðấng Hằng Hữu. Nói cách khác Chúa Giêsu tự xưng mình là Thiên Chúa. Chính vì thế nên ai tin vào Người, chấp nhận và sống Tin Mừng của Người sẽ được ơn Cứu độ. Lòng tin đó vào Chúa Gìê-su, Ðền Thờ toàn vẹn của Thiên Chúa Cha bao gồm ba kết quả quan trọng:
Thứ nhất: nếu ai bước vào trong đó sẽ được cứu rỗi, nghĩa là ai chọn tôn thờ Thiên Chúa trong Thánh Thần và trong sự thật, tức là trong Chúa Giêsu Kitô, thì được thông phần trọn vẹn vào sự sống thần linh của Người, và vì thế được ơn cứu rỗi.
Thứ hai: người đó sẽ "vào, ra". Theo klểu nói của người Do Thái, hai động từ đối chọi này ám chỉ hai cực của cuộc sống con người: là ra khỏi lòng mẹ để chào đời, để bước vào trong lòng thế giới; là ra khỏi cuộc sống ở trần gian này để đi vào lòng đất. Nói cách khác, 'vào ra, ra vào' diễn tả toàn bộ cuộc sống của người tín hữu với Chúa Kitô, một cuộc sống của sự hiện diện và đồng hành với Chúa Kitô, một cuộc sống kết hiệp với Người trong mọi sự.
Thứ ba: tín hữu sẽ tìm thấy đồng cỏ xanh. Chúa Giêsu Kitô sẽ đáp ứng mọi khát vọng và chờ mong của họ và cho họ hưởng nếm những phút giây hạnh phúc trên đồng cỏ xanh tươi là Nước của Người. Ðiều đó còn có nghĩa là Người luôn luôn chăm sóc cho đoàn chiên của Người khác với "những kẻ ke trộm trèo qua cửa sổ" để cướp bóc và tàn sát đoàn chiên.
Chúa Giêsu Kitô Mục Tử nhân lành đến để trao ban cuộc sống của chính Người và niềm vui dồi dào cho những ai tin vào Người. Nhưng để có niềm tin trao ban sự sống và niềm vui ấy chúng ta phải làm gì ?
Trong bài giảng cua thánh Phê-rô trong ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, như ghi trong chương hai sách Công vụ Tông đồ, thánh Phê-rô đề nghị với mọi người một chương trình hoán cải bao gồm các đểm giáo lý nền tảng như được rao giảng trong cộng đoàn Kitô tiên khởi. Muốn được hưởng ơn Cứu độ, người tín hữu phải lựa chọn Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người, nghĩa là lựa chọn Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người làm kim chỉ nam cho toàn cuộc sống. Quyết định này dẫn tín hữu đến chỗ thay đổi tấm lòng, thay đổi lối sống từ cách suy tư và hành xử, để cho Chúa Giêsu Kitô biến đổi toàn cuộc sống của mình.
Tiến đến cần lãnh nhận bí tích Rửa tội và Chúa Thánh Thần để được ơn tha tội và bước vào cuộc sống kết hiệp thân tình với Thiên Chúa. Như thế, khi được tràn đầy Chúa Thánh Thần, tín hữu trở thành một thụ tạo mới vì có trong mình một nguyên lý sự sống mới thần thiêng, siêu việt. Dân riêng mới phát sinh từ những người biết tìếp nhận Lời Chúa.
Nơi bài đọc II trích từ thư I của thánh Phêrô chỉ cho chúng ta một bí quyết khác giúp tín hữu đón nhận được sự sống mới, đó là chiêm ngắm dung mạo của Chúa Giêsu Kitô khải hoàn, vinh híển được diễn tả trong Kính thánh Cựu Ước là "Chiên Con" của Lễ Vượt Qua, là "Người Tôi Tớ Ðau Khổ của Gia-vê Thiên Chúa" và là con dê đền tội trong lễ nghi xá giải xưa kia. Việc chiêm ngắm gương sống của Chúa Giêsu Kitô khiến cho tín hữu dấn thân sống xác tín bằng lòng tin sâu đậm hơn. Khổ đau mà họ phải gánh chịu trong cuộc sống thường ngày không còn là một lời chúc dữ tối tăm nữa nhưng chất chứa môt mầu nhiệm phong phú cần phải khám phá ra với đôi mắt đức tin. Nếu chính câc vết thương đớn đau và khổ nhục của Cllúa Giêsu cbịu chết treo trên thập giá chữa chúng ta khỏi các thương tích do tội lỗi gây ra trong tâm hồn và cuộc đời chúng ta, thì giờ đây chúng ta có thể dùng mọi đau khổ trong đời để tiếp tục phổ biến ơn lành Cứu độ phát xuất từ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Và đó là hoa trái tuyệt diệu và bất ngờ nhất của đức tin Kitô.
- G. Nguyễn Cao Luật, OP