Chúa Nhật 2 Phục Sinh, Năm B
Ga 20: 19 - 31
Trong suốt tuần bát nhật, Giáo hội chọnnhững bài đọc trong sách Tông đồ Công vụ, để thuật lại những bài giảng của thánh Phêrônói về sự kiện Đức Giêsu đã sống lại.
Vị Tông đồ đã nhiều lần khẳng quyết sự xác tín này trước nhà cầm nguyền Rôma, trước những đầu mục và biệt phái người Do thái, cũng như trước đông đảo quần chúng. Trong Chúa nhật tuần này, chúng ta được mời gọi nhìn vào chứng tá của cộng đòanGiêrusalem tiên khởi(bài đọc 1), cũng như học hỏi niềm tin nơi các Tông đồ, đặc biệt nơi Tôma Đydimô. Niềm tin đó là nền tảng xây dựng Hội thánh và cũng được truyền thụ lại cho chúng ta ngày hôm nay.
Ngài thổi hơi vào các ông và ban Thánh Thần(Ga 20,22).
Trong nhãn quan thần học của Thánh Gioan, các sự kiện liên hoàn được trình thuật lại,gồm việc Chúa sống lại, đi vào trong vinh quang với Chúa Chavàtrao ban Thần khí để xây dựng Hội thánh, tất cả chỉ là một mầu nhiệm duy nhất không tách rời. Vì vậy Chúa Phục sinh hiện đến giữa các Tôngđồ vào ngày thứ nhất trong tuần, thổi hơi trên các ông và trao ban năng quyền tha tội,chính là động thái thiết lập Giáo hội, nhiệm thể của Đức KitôPhục sinh. Sự sống của Đấng Phục sinh được thông truyền choGiáo hội, vì thế ngoài Giáo hội, tức ngoài nhiệm thể của Đấng Phục sinh sẽ không có ơn cứu độ. Chúng ta nhớ lại, trong trình thuật tạo dựng, tác giả sách Sáng thếthuậtlại việc Thiên Chúa lấy bùn đất tạo nên hình người. Sau đó, Ngài thổi hơi ban sinh khí và con người trở nên sinh vật, tức là một vật thể có sự sống(St 2,7). Đây là những hình ảnh biểutrưng, khải thị cho ta biết rằng sự sống phát nguyền từ nơiThiên Chúa. Song,tội lỗi đã nhập vào trần gian và con người đánh mất sự sống ban đầu. Vì thế,trong chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa, Đức Giêsu đến trần gian vàdùng chính máu của Ngài để ‘Giải án Tuyên công’ (hạn từ của dịch giả Nguyễn Thế Thuấn), cho chúng ta được ‘Công chính hóa’, và phục hồi nơi chúng ta sự sống làm con cái Chúa. Trong cái nhìnthần học ấy, thánh Gioan đã miêu tả việc Chúa hiện đến, và thổi hơi ban Thầnkhí để tái sinh Hội thánh chỉ là một sự kiện duy nhất. Chúa đã sống lại khai sinh một dân mới, dân tư tế, dân tộc thánh thiện gồm đoàn người đông đảo mặc áo trắng tinh, áo đã được giặt trong máu Chiên Con(Kh 8,14). Trìnhthuật hôm nay cần được đọc lại,liên thông với sách Khải huyền để chúng ta có thể nắmbắt những tư tưởng thần học mà thánh Gioan muốn trình bày.
Chứng tá của cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi
Trong bài đọc 1, Thánh Luca,tác giả sách Tông đồ Công vụ nêu bật chứng tá của cộng đoàn Kitôhữu đầu tiên. Đây là cộng đoàn do chính Chúa Giêsu thiết lập bằngcách thôngban sự sốngmới cho họ. Cộng đòannày đã được hồi sinh, và đời sống của họ trở nên chứng tá cụ thể cho Đấng Sống lại. Tác giả đã nêu ra 4 đặc nét của cộng đoàn này:
- Sống một lòng một ý, tức hiệp nhất trong tình yêu.
- Sống theo chế độ cộng sản đúng nghĩanhất, bằng việc đặt mọi sự làm của chung.
- Chuyên cần trong việc bẻ bánh, tứclà cử hành các Bí Tích.
-Tuân theo lời chỉ dạy của các Tông đồ.
Sự sống mới mà Đấng Sống lại ban tặngđãgiúp hồi sinh cộng đoàn và các vị đãtrở nên những chứng nhân đầu tiên, thể hiện rõ nét qua cách sống mới. Đây là mô thức cho tất cả các cộng đoàn Kitôhữu chúng ta.
Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô2 đã nói: “Thế giới ngày nay cần những chứng nhân hơn là thầy dạy”.Rao giảng bằng lời nói phải đi đôi với hành động. Phêrôthì rao giảng cách mạnh mẽ và can trường, và cuối cùng Ngài đã chấp nhận cái chết tử đạo để trở thành chứng nhân. Các Kitôhữu tại Giêrusalem thì rao giảng qua đời sống chứng tá huynh đệ, gắn kết với nhau trong tình yêu, và biết chia sẻ vớinhau của cải vật chất cũng như của ăn tinh thần. Họ vâng phục các tông đồ là những người thừa ủy năng quyền của Đấng Phục sinh, và nhờ đó họ trở nên một nhiệm thể duy nhất. Các cộng đoàn Kitôcủa chúng ta hôm nay cần nhìn vào mẫu gương đó để học hỏi và sao chép.
Niềm tin kiên định nơiTôma và các tông đồ.
Tôma không phải là con người cứng tin nhưnhiều người lầm tưởng. Ngài cũng không phải là con người thuộc trường phái duy nghiệmhay thực dụng, tức là chỉ thấy mới tin. Trái lại, Tôma là một tông đồ có niềm tin rất sâu xa và kiên định. Ngài khao khát muốn được tiếp cận trực tiếp với Đấng Phục sinh để được Đức Giêsu thổi hơi ban Thánh thần, chuyền tải cho mình sự sống mới. Tôma và các tông đồ đã đượcChúa Giêsu chothỏa mãnước mơ ấy. Tâm hồn của các Ngài đã được lấp đầy bằng sự sống và ân sủng. Chúa trưng ra các vết tích cuộc tử nạn nơithân thể Ngài để mời gọi Tôma một lần nữa nhìn lại hình bóng Thập giá vànhắc nhở các học trò đi sâu vào mầu nhiệm tự hủy hầuđượcsống với Ngài trong sự sống mới. Lời tuyên tín của thánh Tôma ‘Thưa Thầy…’là lời tuyên bố bắt đầu khai mởcuộc hành trình mới trong đức tin để cùng chết với Thầy mình trong mầu nhiệm tử đạomỗi ngày. Sử sách ghi lại rằng,Thánh Tôma sau này đi truyền giáo ở Parthia và đã lãnh triều thiên tử đạo tại đó.
Tôma không phải là một tông đồ cứng tin hay cố chấp. Trái lại, đức tin kiên vững nơi Ngài là mô hình để chúng ta cùng học hỏi và noi theo.
Kết luận
Giáo hội đã mừng lễ Chúa Phục sinh và kéo dài suốt cả tuần bát nhật. Cácngày Chúa nhật cũnglà ngày mừng Chúa sống lại, và mầu nhiệm căn bản này phủ bọc trọn vẹn đời sống đức tin của chúng ta. Nhưng điều quan trọng là chúng ta đã hiển thị niềm tin ấy cách cụ thể như thế nào. Chúng ta hãy bắt chước cộng đoàn Giêrusalem năm xưa để rao giảng không phải chỉ bằng lời nói, nhưng còn bằng chính cuộc sốngcủa chúng tamỗi ngày.
Lm G.B. Trần Văn Hào SDB