Chúa Nhật 3 Mùa Phục Sinh, Năm B

Lc 24: 35 - 48

Ngày Con Thiên Chúa giáng sinh, các thiên thần hân hoan reo ca: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, Bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Lc 2, 14). Và hôm nay, Con Thiên Chúa phục sinh, niềm bình an đến trên nhân loại, không còn do thiên thần báo tin nữa, nhưng đã trở nên lớn lao và quan trọng:

Chính Đấng Phục sinh trực tiếp trao ban. Trong các lần hiện ra cùng các môn đệ, lời đầu tiên của Chúa Giêsu Phục Sinh luôn luôn là lời chúc bình an.

Bài Tin Mừng hôm nay là một bằng chứng: Trong khi các môn đệ còn bán tín, bán nghi về những lần những người trong nhóm họ nói là đã thấy Chúa Phục sinh, thì chính Người, Đấng Phục Sinh ấy, bỗng dưng xuất hiện giữa họ. Lại một lần nữa, Chúa lên tiếng trớc hết: “Bình anh cho các con”.

Bình an, điều mà trong suốt cuộc đời rao giảng Tin Mừng Nước Trời, Chúa Giêsu đã từng rao giảng – Bằng chứng là trong Tám mối Phúc thật, thì Phúc thứ Bảy nói đến hòa bình: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. Hay ở một chỗ khác: “Thầy ban BÌNH AN CỦA THẦY cho các con. Thầy ban KHÔNG NHƯ THẾ GIAN ban tặng” (Ga 14, 27). Và còn nhiều những lần như thế.

Bình an có tầm mức quan trọng là thế. Không phải chỉ chờ đến lúc Chúa Giêsu nói, ta mới biết. Nhưng trong kinh nghiệm cuộc sống của từng người, ai mà không cảm nhận sự cần thiết vô cùng của sự bình an.

Vậy mà có lần Chúa lại nói những điều xem ra rất khó nghe, rất chướng tai: “Đừng tưởng Ta đến đem bình an cho trái đất. Ta đến không phải để đem bình an nhưng để đem gươm giáo” (Mt 10, 34).

Hóa ra, Chúa Giêsu tự mình mâu thuẫn với chính mình? Hay ở một khía cạnh khác, mang tầm mức xã hội hơn, bởi “đem gươm giáo”, rõ ràng Chúa Giêsu là một người hiếu chiến? Và nếu thế thì Chúa Giêsu là tay thực dân, là tên xâm lược, giống như thời nay vẫn xảy ra? Đúng như thế hay ta còn phải hiểu thế nào về Lời của Chúa?

Từ cuộc sống của chính Chúa Giêsu, ta dám khẳng định một điều: Người không hề có bất cứ một mảy may mâu thuẫn nào dù là lời nói hay hành động! Trong đời giảng dạy - ba năm trường - Chúa Giêsu không dùng gươm giáo, không kêu gọi lật đổ chính quyền thực dân lúc đó. Người cũng không xâm chiếm lãnh thổ của ai, không cướp đất dành ranh giới của người nào.

Nói cho cùng: Chúa Giêsu là người mang lại phúc cho đời, trước sau gì bản thân Người cũng vẫn là Phúc thật lớn nhất của nhân loại.

Chẳng những không mâu thuẫn, dù lời của Chúa Giêsu có lẽ gay gắt, nhưng rất đúng: Vì chính Tin Mừng “bình an” này, chính mối Phúc thật thứ Bảy này gây nhiều xáo trộn, nhiều chia rẽ.

1.Trước hết cho chính bản thân:

Có ai muốn sống Lời Chúa, muốn chu toàn lề luật mà không bị giằn co, không phải chiến đấu với bản thân. Nhất là những lần đối diện với cám dỗ, với chính con người đầy yếu đuối, bất toàn của mình.

Có ai sống Lời Chúa mà không thoát khỏi những lúc phải từ bỏ chính bản thân, hay phải chết đi cho những đam mê, cho khoái lạc, dục vọng thấp hèn… Và khi vượt qua để chiến thắng những gì là chưa tốt như thế, cũng có nghĩa là ta đã sống Lời Chúa. Chính lúc ấy, hơn ai hết, hơn bao giờ hết, ta cảm nhận bình an, cảm nhận niềm vui chan chứa trong tâm hồn và trong từng ngày sống của ta.

2 Trong tương quan với anh chị em,

Lời Chúa có thể làm ta rơi vào sự thù oán, hay ít là ghen ghét, khi ta không cùng a dua, không “cùng hội cùng thuyền” với những người sống thiếu lương thiện, sống mà không kể gì đến Thiên Chúa.

Từ ngàn xưa, Sách tiên tri Giêrêmia đã cho ta những bài học quí giá về một cuộc sống thiếu bình an khi phải sống Lời Chúa, khi phải giữ trọn lề luật của Người. Ta hãy nghe Giêrêmia tâm sự:

“Kẻ gian ác nói: ‘Hãy đến đây, ta cùng nhau bàn mưu tính kế hại Giêrêmia. Vì thiếu tư tế, lề luật không chết, thiếu hiền nhân, không thiếu ý kiến, thiếu ngôn sứ, không thiếu lời dạy bảo. Đến đây, ta hãy dùng lời nó mà hại nó’” (Gr 18, 18).

Vì phải sống và loan báo Lời Chúa, nhà tiên tri bị người đời ghét bỏ, chống đối, và thù hận đến mức có những lúc ông đau khổ một cách tuyện vọng, chỉ còn biết than thân trách phận:

“Thật đáng nguyền rủa ngày tôi được sinh ra. Ngày mẹ tôi sinh ra tôi không đáng được chúc lành. Tại sao tôi lại không chết ngay trong lòng mẹ, để mẹ tôi nên nấm mồ chôn tôi, và lòng bà cưu mang tôi mãi mãi? Tôi đã lọt lòng mẹ để làm chi? Phải chăng chỉ để thấy toàn gian khổ buồn sầu, và thấy cuộc đời qua đi trong tủi hổ” (Gr 21, 14. 17 - 18).

Đó là số phận của những người ngay lành, những người chỉ biết lấy Lời Chúa làm lẽ sống cho mình. Đúng như Chúa đã nói: “Ta đến không phải đem bình an, nhưng đem gươm giáo”.

Bởi thế bình an mà Đấng Phục Sinh trao ban chỉ có thể là bình an của những người biết phó thác cuộc đời mình cho Chúa. Chỉ có phó thác, chỉ có đặt tất cả cuộc đời, tất cả lòng tin và sự sống trong tay Chúa, ta mới có bình an thật trong tâm hồn của mình, dẫu trên thân xác ta đầy vết tích, cuộc đời ta đầy thử thách, đường đời ta đi đầy chông gai.

Chúa Kitô đã chẳng phải như thế sao, khi chính Người đã bị cuộc đời vùi giập? Dẫu là đau đớn đến cùng cực, dẫu là cái chết bầm da, xé thịt, hay mọi đắng cay nhục nhã và ê chề đến đâu đi nữa, Chúa Giêsu vẫn một lòng phó thác chính bản thân Người cho thánh ý Chúa Cha, cho tình yêu của Chúa Cha.

Lúc mà trên thân thể hằn lên nỗi đau bao nhiêu là chính lúc nhờ sự phó thác, Chúa Giêsu lại càng có được bình an tận tâm hồn bấy nhiêu.

Ta hãy xin Chúa ban bình an cho ta, không phải thứ bình an trên thân xác, càng không phải bình an do của cải, quyền thế, danh giá… mang lại, nhưng là bình an của tâm hồn để trong mọi lúc, mọi hoàn cảnh của đời người, ơn bình an ấy sẽ giúp ta càng thánh thiện, càng trung thành với Chúa hơn, dẫu là lúc ta vui hay buồn, sướng hay khổ, dẫu là hoàng cảnh nào đi nữa.

Lm. JB Nguyễn Minh Hùng  

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch