Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Chay, Năm C

Lc 13: 1-9

Kinh Thánh là một tiếng gọi liên lỉ, gọi con người trở về với Chúa vì đã lìa xa Ngài. Thiên Chúa luôn giàu lòng thương xót và không thể bỏ con người hư mất trong tội, vì Ngài đã tạo nên và yêu thương họ. Dù họ có phản bội, Ngài vẫn không bỏ rơi họ. Thiên Chúa vẫn trung thành dù con người thất tín.

Mùa Chay Thánh là thời thuận tiện, mời gọi chúng ta trở về với Chúa là hạnh phúc duy nhất của chúng ta. “Nhân danh Đức Giêsu Kitô, tôi nài xin anh em hãy làm hòa với Thiên Chúa. Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người”.

Thiên Chúa phải sai Con Một của Người đến trần gian để cứu chúng ta, chứng tỏ tình yêu vô bờ của Người, Nhưng Người không thể cứu chúng ta mà không có chúng ta. Người đã dùng mọi phương tiện để kêu mời chúng ta trở về với Ngài, đến nỗi ban Người Con Một cho chúng ta. Như thế, chúng ta có thấy được lòng thương xót của Ngài đối với chúng ta không?

Dân Do Thái được xem như một dân cứng đầu cứng cổ nhưng Thiên Chúa vẫn nhẫn nại chờ đợi, kêu mời chúng trở về. Qua bao nhiêu thế kỷ, dân Do Thái vẫn luôn sa đi ngã lại trong tội ác, Người sai các tiên tri đến. Trước hết là Môsê. Chính Chúa bảo ông nói với dân: “Thiên Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Abraham, của Isaac, của Giacób sai tôi đến với anh em…” Chính Thiên Chúa chứ không ai khác đã sai Môsê đến cứu dân khỏi ách nô lệ Ai Cập. Sáng kiến bắt nguồn từ Thiên Chúa. Các tiên tri khác như Amốt, Hôsê, Isaia hay Giêrêmia đều kêu gọi mọi người trở về.

Cũng trong Kinh Thánh, chúng ta thấy được bao nhiêu gương lành của những người tội lỗi ăn năn sám hối và thật tình trở về với Chúa. Dân thành Ninivê nghe lời tiên tri Giôna đã ăn chay và trở về với Chúa. Vua Đavít, sau khi đã nặng nề lỗi phạm, đã nghe theo lời tiên tri Nathan đã thật lòng sám hối và được thứ tha.

Chúa Giêsu khi bắt đầu cuộc rao giảng công khai đã kêu gọi: “Hãy ăn năn sám hối vì Nước trời đã gần đến”. Sứ mệnh của Ngài là cứu vớt những kẻ tội lỗi. Suốt mấy năm rao giảng Tin Mừng, Ngài không mỏi mệt kêu gọi họ.

Hôm nay, Giáo hội nhắc lại lời mời gọi ấy khẩn thiết hơn: “Nếu anh em không ăn năn sám hối, anh em sẽ chết hết”. Ngài cho thấy: những người bị giết chết hay những người chết vì tai nạn, không phải vì họ tội lỗi, nhưng những người cứng lòng không ăn năn sám hối mới đáng chết. Đây không chỉ là một lời kêu gọi mà một khẳng định cứng rắn cho chúng ta.

Chúa Giêsu không những kêu gọi mà chính Ngài đã đến kết thân với những kẻ tội lỗi để giúp họ trở về, Ngài đã bị đám Pharisêu khinh miệt vì đã lân la với hạng tội lỗi, ăn nhậu với chúng. Chúng ta có thể thấy kết quả của những cố gắng đó. Chúng ta quá quen với những khuôn mặt: Mađalêna, Giakêu, Matthêu, Phêrô, Phaolô.

Những người đó là ai? Là những người đầu tiên đã lỡ lầm, yếu đuối, nhưng họ đã trở về. Họ đã có can đảm dứt khoát với đời sống tội lỗi và đã nên thánh.

Trong lịch sử Giáo hội đã có một danh sách dài những đấng thánh từ xa trở về mà chúng ta cũng có quen biết một số: thánh Âu-Tinh, chân phước Charles de Foucauld, người sáng lập dòng tiểu đệ và biết bao nhiêu người khác… những người danh tiếng thế giới đã buông bỏ thế gian để trở về trong chuồng chiên của Chúa.

Còn chúng ta? Chúng ta có cần phải ăn năn sám hối không? Câu hỏi này xem ra thừa thãi nhưng rất quan trọng, vì trong chúng ta, nhiều người tưởng rằng mình không cần ăn năn sám hối vì không có tội gì quan trọng. Quan niệm như thế chứng tỏ họ không hiểu biết gì về cuộc sống tâm hồn, họ thuộc về hạng người không tốt cũng không xấu, không nóng cũng không lạnh, ươn ươn hâm hẩm… Và Chúa nói trong Sách Khải Huyền “Hạng người đó Ta sẽ mửa họ ra…”

Không ai trong chúng ta trọn lành cả, và những người tưởng mình không có tội gì lại là những người chất chứa nhiều tội mà không hay. Chúng tôi xin đan cử một ví dụ dễ hiểu: Có lẽ chúng ta đã sống kề cận những người xem ra đạo đức, nhưng chỉ có một điều không thích hợp đó là tính kiêu căng. Những người đó không bao giờ biết mình kiêu căng. Và chính những người này không bao giờ cảm thấy cần phải ăn năn sám hối. Và như thế họ càng lún sâu vào tính xấu của mình mà không hay biết.

Ai trong chúng ta không cần trở về với Chúa? Vì không nhiều thì ít, chúng ta vẫn còn những tật xấu, lắm khi là những tật xấu làm hại cả những người chung quanh mà không hay biết.

Ai là những người cảm thấy mình tội lỗi nhiều nhất? Chính là các thánh. Khi chúng ta mặc một chiếc áo trắng tinh, thì chỉ cần một vết mực nhỏ chúng ta cũng thấy. Một người mặc một chiếc áo bẩn thì dù có bôi thêm những vết bùn to cũng không thấy bẩn thêm. Nhưng thánh Phaolô cảnh báo chúng ta: “Ai thấy mình đứng vững hãy coi chừng kẻo ngã”.

Tại sao Giuđa sống với Chúa một thời gian khá dài, ít nữa là ba năm, nghe Ngài giảng dạy hằng ngày, nhìn thấy nếp sống thánh thiện của Ngài mà lại ham tiền đến nỗi bán Thầy? Vì ông không bao giờ cảm thấy cần ăn năn sám hối. Lời cảnh báo thật mạnh mẽ ngày hôm nay chúng ta đã nghe: “Nếu anh em không ăn năn sám hối, anh em sẽ chết hết” có làm cho chúng ta suy nghĩ không?

Ăn năn sám hối để làm gì?

Để khỏi chết thôi sao? Hay để được thứ tha mà thôi? Ăn năn sám hối để trở nên con người mới, được tạo nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Chúng ta phải nên thánh, nên người hoàn thiện để khi Chúa đến, Chúa thấy chúng ta không gì đáng trách, tinh tuyền và thánh thiện.

Mùa chay chính là lúc chúng ta bắt đầu lại một giai đoạn mới trong cuộc sống. Chúng ta phải tự giải thoát khỏi mọi xiềng xích tội lỗi để sống như con cái Thiên Chúa. Điều Chúa đang mong chờ nơi chúng ta.

Chúa Giêsu không để chúng ta đi một mình trên con đường về Nước Trời. Ngài vẫn ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Ngài biết chúng ta được dựng nên bằng gì và thân phận tro bụi của chúng ta không thể tự mình vươn lên đỉnh cao thánh thiện, vì thế, Ngài vẫn trung thành trong mối tình của Ngài. Ngài vẫn nuôi chúng ta bằng chính Thịt Máu thần linh của Ngài. Chúng ta cần thứ của ăn thần linh này để sống, để đi nốt quãng đời còn lại của chúng ta giữa muôn vàn gian khó. Chúng ta hãy vững tin vào tình yêu viên mãn của Ngài và cứ tiếp tục bước tới.

Lm. Trầm Phúc

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch