Chúa nhật 3 Phục Sinh, Năm A

Cv 2:14, 22b-33; 1Pr 1:17-21; Lc 24:13-25

Cuộc khổ nạn của Ðức Kitô trên thập giá đã làm tiêu tan mọi mối hi vọng của các tông đồ và của cả các môn đệ. Vào sáng Chúa nhật có hai môn đệ bỏ cuộc, trở về quê quán mình ở làng Emmau cách Giêrusalem khoảng mười một cây số.

Mặc dầu Ðức Kitô đã tiên báo nhiều lần về cuộc tử nạn và phục sinh của Người, các môn đệ vẫn không hiểu. Hai môn đệ bỏ cuộc hôm nay cố gắng tìm kiếm trong Thánh Kinh những lời lẽ để cắt nghĩa về cuộc khổ hình của Thày mình. Và dọc đường, có người khách lạ hiện ra, đàm đạo với các ông và nói: Nào Ðấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh (Lc 24:26-27).

 Hai môn đệ trên đường Emmau cùng đồng hành với Chúa, đàm đạo với Chúa mà không nhận ra Người. Sở dĩ có trạng huống như vậy là vì họ đã tự đóng khung trong tư tưởng và quan niệm riêng của họ về Ðấng Cứu thế. Có lẽ họ chỉ nghĩ thôi từ nay sẽ không còn hi vọng địa vị nọ kia trong vương quốc của Người. Họ để cho mình bị chi phối và chìm đắm trong nỗi chán nản thất vọng của cảnh tử nạn ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Nỗi buồn chán thất vọng đè nặng trên con người họ, khiến họ không thể vươn lên và vượt ra ngoài tâm thức của họ.

 Trường hợp các môn đệ lúc đầu không nhận ra Chúa trong Phúc âm hôm nay cũng giống trường hợp bà Maria Mácđala và các tông đồ lúc đầu cũng không nhận ra Chúa (Ga 20:14; Ga 21:4; Lc 24:37). Tại sao lại có chuyện như vậy? Lí do thứ nhất là vì các tông đồ không mong đợi một cách tin tưởng việc Chúa sống lại như là Chúa đã tiên báo. Lí do thứ hai theo thánh Marcô là khi hiện ra với các môn đệ/tông đồ: Chúa tỏ mình dưới một hình dạng khác (Mc 16:12), nghĩa là hình dạng đã biến đổi. Hình dạng khác không phải là vì bị tra tấn và nằm trong mộ ba ngày, không ăn uống nên Chúa bị xuống kí và kiệt sức. Thánh Phaolô giải thích thân xác phục sinh của Chúa khác thân xác trước kia như sau: Việc kẻ chết sống lại cũng vậy: ..gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà chỗi dậy là thân thể có thần khí (1Cr 15:44).

 Lời Chúa đàm đạo với họ trên đường khiến tâm hồn họ bừng cháy (Lc 24:32) nhưng họ chưa nhận ra Chúa cho tới khi họ mời Người vào nhà nghỉ lại. Trong bữa ăn khi Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, rồi trao cho họ (c.30) thì họ  mới nhận ra Người. Khi hai môn đệ nhận ra người khách lạ chính là Ðức Kitô, họ liền vội vả trở về Giêrusalem để báo tin cho các tông đồ. Và họ được biết các tông đồ cũng đã xác tín về việc Chúa phục sinh.

 Trong số mười một tông đồ, có ông Tôma tỏ ra cứng lòng tin khi các tông đồ khác bảo cho ông biết Ðức Kitô phục sinh đã hiện ra với họ. Ðức Kitô phải đích thân hiện ra cho ông Tôma thấy dấu đinh ở tay Người và vết thương ở cạnh sườn Người. Còn trong số bảy mươi hai môn đệ thì có ông Cơlêôpát và một ông nữa cũng không chịu tin việc Thầy họ sống lại, khi bà Maria Mácđala và mấy bà khác loan báo là họ không thấy xác Người trong mồ và có thiên thần hiện ra nói là Người đã sống lại. Chúa phục sinh cũng chiều hai ông mà hiện ra đồng hành với hai ông, giải thích cho hai ông những lời kinh thánh liên quan đến Người và còn bẻ bánh như là dấu chỉ cho hai ông thấy mà tin.

 Việc rao giảng Ðức Kitô phục sinh là sứ điệp giảng dạy thiết yếu thời giáo hội sơ khai nên Chúa không muốn có những tông đồ hay môn đệ nào hồ nghi về việc Người sống lại. Vì thế Chúa đã để cho ông Tôma sờ vào vết đinh ở tay và vết thương ở cạnh sườn Chúa, để ông có thể thốt lên lời biểu lộ đức tin bất hủ: Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con (Ga 20:28). Chúa phục sinh còn hiện ra bẻ bánh với hai môn đệ thành Emmau để  các ông có thể lập tức đứng dạy ngay lúc ấy, quay trở lại Giêrusalem gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó (Lc 24:33) hầu chia sẻ tin mừng Chúa phục sinh.

 Phải chăng ta cũng gặp những trường hợp giống như hai môn đệ làng Emmau? Có bao giờ ta nghi ngờ về sự hiện hữu của Chúa. Có bao giờ ta sợ hãi cho tương lai đen tối. Có bao giờ ta thất vọng về những tệ đoan trong xã hôị và gương xấu trong giáo hội? Khi gặp sóng gió bão táp trong tâm hồn, tâm trí ta bị mây đen bao phủ khiến ta không nhận ra sự hiện diện của Chúa và những dấu vết của Người.

 Ðể được ý thức về sự hiện diện của Chúa, ta cần tìm đến lời Chúa và Mình Thánh Chúa. Hằng ngày xung quanh ta, còn ghi khắc những dấu vết của Chúa, và công trình của việc Người tạo dựng. Tuy nhiên ít khi ta cố gắng tìm kiếm để có thể khám phá ra những dấu vết và kỳ công của Chúa hầu có thể ý thức về sự hiện diện của Người. Những chướng ngại vật trong tâm hồn như là cô đơn, phiền muộn, lo lắng, sợ hãi đè nặng trên con người, khiến ta bị giới hạn trong thân xác, không vượt ra khỏi mình được. Ðể có thể nhận ra sự hiện diện của Chúa, ta cần xin Người giúp loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn và mở rộng hồn thiêng để có thể hướng về thiên giới.

 Lời nguyện xin cho được ý thức về sự hiện diện của Chúa:

 Lạy Ðức Kitô phục sinh, con xin tạ ơn Ngài

đã đến trong thế gian, chịu khổ hình, chịu chết trên thập giá

để cứu chuộc loài người khỏi án phạt của tội nguyên tổ,

và còn hứa ở lại với loài người cho đến tận thế.

Xin giải thoát con khỏi những nghi ngờ, lo âu, sợ hãi và thất vọng

để con ý thức được sự hiện diện của Chúa trong đời sống,

trong thánh kinh, trong các bí tích mà con lãnh nhận,

nơi người nghèo đói, bệnh tật và đau khổ,

nơi vạn vật, cỏ cây, hoa lá và những kỳ công của vũ trụ

hầu con được vững tâm bước đi dưới sự hiện diện  của Chúa. Amen.

 Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch