CN3_MC_CChúa Nhật 3 Mùa Chay, Năm C

Xh 3:1-8a, 13-15; 1Cr 10:1-6, 10-12; Lc 13:1-9

Thường khi đọc Thánh kinh, người ta có khuynh hướng chọn những đoạn có lời lẽ an ủi, khích lệ, những lời có sức làm dịu mát tâm hồn và làm phấn khởi tâm can. Tuy nhiên Thánh kinh cũng hàm chứa những lời đe doạ và cảnh giác.

Trong Phúc âm hôm nay có mấy người đến kể cho Ðức Giêsu về việc tổng trấn Philatô cho sát hại đám dân biểu tình một cách độc ác và dường như đổ lỗi cho những người Galilê vì hành động thiếu cân nhắc, và còn qui tội cho họ, nên mới phải chết. Số là Philatô thực hiện việc tái thiết thuỷ lộ dẫn nước về Giêrusalem, một công trình  mang lại lợi ích công cộng. Tuy nhiên có những người phản đối vì Philatô trích một số tiền quĩ Đền thờ vào công trình tái thiết, bèn xuống đường biểu tình phản đối trong lúc các tư tế dâng lễ vật hi sinh. Philatô cho quân lính bận thường phục mang đoản đao (1) giấu kín trong người, trá hình để trà trộn vào đám dân. Khi được mật lệnh, quân lính tấn công xả láng và túi bụi vào đoàn biểu tình, khiến nhiều người phải chết, trong đó có những người Galilê. Như vậy người ta có thể thấy việc mà Philatô làm là quả nham hiểm và độc ác.

Chúa Giêsu bảo những người Galilê bị giết, không phải vì họ tội lỗi hơn những người Galilê còn lại. Nói cách khác Chúa phủ nhận liên hệ nhân-quả trong trường hợp này, nghĩa là Chúa muốn giải oan cho các nạn nhân. Tuy nhiên Chúa bảo nếu những người kể lại chuyện về đám người chết trong đoàn biểu tình, không chịu sám hối, thì họ cũng chết như vậy: Nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết như vậy (Lc 13:3). Nhắc đến một tai nạn khác khi tháp Si-lô-ác (2) đổ xuống đè chết mười tám người, Chúa bảo không phải vì họ mang tội nặng hơn những người còn lại trong thành Giêrusalem. Rồi Chúa cũng tự trả lời là không phải họ chết vì tội nặng hơn, nhưng nếu người ta không sám hối, người ta cũng phải chết như vậy. Chúa muốn nói hai biến cố trên là dịp để cảnh tỉnh những người cứng lòng, không chịu ăn năn sám hối.

Dựa vào hai biến cố có tính cách thời sự được người ta kể lại, Chúa Giêsu liền cảnh giác dân chúng trong Phúc âm, để qua họ cảnh giác chính người tín hữu đương thời. Như vậy thì có bao giờ người tín hữu đề cao cảnh giác khi những thiên tai xẩy ra trong trời đất như động đất, lụt lội, bão táp, giông tố hay những tai hoạ như hoả hoạn, chiến tranh, bạo động, đắm tầu, máy bay rớt, xe đụng hoặc những bệnh hoạn tật nguyền xẩy đến cho họ hay gia đình họ không? Nói trắng ra là người tín hữu có nghĩ rằng mình có thể chết bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu và bằng bất cứ cách nào, mặc dầu còn trẻ tuổi và khoẻ mạnh, để mà đề cao cảnh giác không? Những biến cố đó có giúp được gì cho mình thay đổi cách sống hay mình cứ để cho biến cố qua đi như mây bay, mà không ghi nhớ được bài học nào vì đã quên lời dạy của cổ nhân mình rằng: Người khôn nói mánh, người dại đánh đòn.

Trong thư gửi tín hữu Corintô, Thánh Phaolô còn nhắc nhở họ: Ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã (1Cr 10:12). Thánh Phaolô xác nhận rằng Chúa ban nhiều đặc ân cho dân được chọn trong cuộc giải thoát khỏi cảnh nô lệ bên Ai cập (1Cr 10:1). Ðó là cuộc giải thoát mà Thiên Chúa báo cho Môsê sửa soạn để dẫn đưa họ về miền đất hứa (Xh 3:8a). Trong sa mạc, Thiên Chúa đã nuôi dưỡng dân được giải thoát cách kỳ diệu. Họ biết rằng họ là dòng dõi được lựa chọn. Tuy nhiên trong sa mạc, họ đã súc phạm đến Chúa. Họ rơi vào tình trạng tự mãn. Họ nghĩ rằng mọi sự trong đời sống họ đều tốt đẹp, và họ nghĩ rằng Thiên Chúa sẽ săn sóc họ, bất kể việc họ làm. Họ cho rằng họ trổi vượt hơn các dân tộc tộc khác. Từ những ý nghĩ kiêu căng tự phụ đó, họ đánh mất ơn nghĩa với Chúa, vì phần đông họ không đẹp lòng Thiên Chúa, bằng chứng là họ đã quỵ ngã trong sa mạc (1Cr 10:5).

Nhờ Bí tích Rửa tội, ta cũng được giải thoát khỏi cuộc lưu đầy trong tội lỗi và trở thành dân tộc mới được chọn. Do đó ta cũng có thể có thái độ tự mãn. Thực ra thì Chúa nhẫn nại chờ đợi ta. Chúa ban cho ta nhiều cơ hội để sửa đổi cuộc sống. Chúa ban cho ta thời giờ để cắt tỉa, vun xới và tưới bón, khả dĩ có thể mang lại hoa trái thiêng liêng trong đời sống như người làm vườn nho vun xới, bón phân cho cây vả với hi vọng nó sẽ sinh hoa quả (Lk 13:8-9). Và đó là ý nghĩa về dụ ngôn cây vả trong Phúc âm hôm nay. Chúa kêu gọi người tín hữu phải sinh hoa kết quả thiêng liêng. Nhưng làm sao ta có thể sinh hoa trái trong miền đất khô chồi cằn cỗi của tâm hồn?

Ðể có thể sinh hoa kết quả trong đời sống, ta phải cắt tỉa, vun xới và tưới bón. Vậy thề nào là cắt tỉa trong đời sống thiêng liêng? Ta phải cắt bỏ tội lỗi và nết xấu, và cắt bỏ dịp tội. Ta cũng phải vun xới cho đời sống thiêng liêng bằng việc dự lễ, đọc kinh, cầu nguyện, ăn chay, hãm mình và làm việc từ thiện bác ái. Rồi ta còn phải tưới bón cho tâm hồn bằng của ăn thiêng liêng là Lời Chúa và Mình thánh Chúa.

Giáo hội dùng Mùa chay như là phương thế để giúp người tín hữu ăn năn sám hối và trở về với Chúa. Sám hối theo nghĩa Thánh kinh có nghĩa là sửa đổi cách sống để trở về đường ngay nẻo chính. Thường ta dễ thấy lỗi lầm của người khác, nhưng lại khó chấp nhận những lầm lỗi của mình. Khi có xích mích với người khác, ta luôn cho mình là phải và đúng. Khi bàn về tội, ta cũng thường chỉ xét về tội trong hành động, mà không mấy khi xét tội trong tư tưởng và lời nói. Còn Chúa bảo ta: Từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu (Mc 7:22). Tâm lý học cũng xác nhận là tư tưởng hướng dẫn hành động. Nếu ta cho rằng mình không cần sám hối, thì đâu là những hoa quả thiêng liêng trong đời sống? Ðâu là những gương sống đạo? Ðâu là những gương sáng cho con cái? Ðâu là những gương hi sinh, bác ái?

Lời cầu nguyện xin cho được trổ sinh bông trái thiêng liêng:

Lạy Thiên Chúa nhân lành!

Chúa dùng nhiều cơ hội để cảnh giác loài người,

cho người ta nhiều dịp để ăn năn sám hối,

và hằng nhẫn nại chờ đợi loài người trở về với Chúa.

Xin dạy con biết nghe lời cảnh tỉnh từ trên,

và những biến cố có tính cách cảnh giác trong vũ trụ,

để đời sống con được biến đổi,

hầu có thể sinh hoa trái thiêng liêng. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

___________________________

  1. Ðoản đao (yatagan) theo từ điển Webster’s là loại dao găm hay gươm ngắn, lưỡi đúp và hơi cong.
  2. Tháp Silôác là tháp xây bên hồ Silôác ở phía nam đền thờ Giêrusalem. Trong thời kì xây cất, tháp bị đổ. Khảo cổ đào thấy nền của chân tháp vào năm 1914.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch