Sống tinh thần Mùa Phục Sinh

Mùa Phục Sinh kéo dài 50 ngày từ Chúa Nhật Phục Sinh cho tới hết Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống để ghi nhớ lời Thánh sử Luca: “Khi đến ngày Lễ Ngũ Tuần, tất cả các môn đệ đều tụ họp một nơi.. hết thảy mọi người được đầy tràn Chúa Thánh Thần” (Cv 2: 1-4). Các Chúa Nhật trong Mùa này được gọi là Chúa Nhật thứ mấy Phục Sinh. Lời ca hát Alleluia trước Phúc âm, có nghĩa là vui mừng, tung hô, ngợi khen là đặc điểm của Mùa Phục Sinh.

Đức Kitô phục sinh từ cõi chết là một biến cố quan trọng không những trong lịch sử Kitô giáo, mà còn có một chỗ đứng quan trọng trong lịch sử loài người. Phục Sinh là ngày lễ quan trọng nhất trong thế giới Kitô giáo, kỉ niệm Chúa Phục sinh từ cõi chết sống lại, để cứu chuộc loài người. Nếu Đức Kitô không sống lại, thì Người không thể huỷ diệt sự chết và không thể mời gọi loài người chia sẻ cuộc Phục sinh với Người. Nếu như vậy thì loài người cũng sẽ chết như loài vật và cỏ cây qua một tiến trình: sinh, lão, bệnh, tử mà thôi.

Việc Đức Kitô phục sinh đã được tiên báo trước

Mỗi dân tộc có những câu chuyện thần thoại khác nhau. Trí tưởng tượng người ta càng giầu thì chuyện càng thần thoại. Tuy nhiên chuyện của một người đã chết đi ba ngày, rồi tự mình sống lại, là một câu chuyện quá thần thoại, vượt sức tưởng tượng của loài người. Ðối với những người chống Thiên Chúa giáo, thì đó chỉ là một câu chuyện hoang đường, không hơn, không kém. Tuy nhiên câu chuyện Ðấng Cứu thế chết đi sống lại đã được các ngôn sứ tiên báo cả hàng trăm năm trước (Lc 24:46), và chính Đức Giê-su cũng tự tiên báo trong cả 4 Thánh sử: (Mt 16:21; 17:9; 17:23; 20:19; Mc 8:31; 9:9; 9:31; 10:34; Lc 9:22; 18:33; Ga 2:19) . Ðể phản bác lời tiên tri về việc Ðức Ki-tô phục sinh, những kẻ kết án Chúa đã xin quan Pilatô phái quân lính đến canh mộ Người, hầu tránh âm mưu có thể xẩy ra, do việc môn đệ lấy trộm xác, rồi phao tin là Thầy họ đã sống lại (Mt 27:63-66).

Những chứng nhân tiên khởi của Đức Ki-tô phục sinh

Vào thời bấy giờ tại tòa án Do thái, đàn bà không thể đứng ra làm nhân chứng. Vậy mà Ðức Giêsu đã chọn bà Maria Mác-đa-la làm chứng nhân cho việc Người sống lại. Như vậy phải có lí do nào đó. Và đó là đường lối của Thiên Chúa. Khi bà Maria Mác-đa-la vội vã chạy về báo tin cho ông Phêrô và Gioan rằng xác Thầy họ không còn nằm trong mồ nữa, hai ông cũng chạy ra mồ. Ông Gioan chạy mau hơn vì còn trẻ, nhưng vì tế nhị không vào ngay, đợi cho ông Phêrô đến sau để vào trước. Ông Phêrô không hiểu tại sao khăn liệm xác lại được để riêng một bên. Nếu  xác Ðức Giêsu bị lấy trộm như các thượng tế và người Pharisêu đã đề phòng, xin Philatô ra lệnh cho quân lính canh mồ, thì kẻ trộm phải làm cách vội vã, chứ đâu còn giờ mà lột khăn liệm ra khỏi thân mình Chúa, và cũng đâu còn giờ để gấp khăn che đầu lại làm chi cho mất công và mất giờ. Do đó việc gấp khăn che đầu là dấu chỉ cho các tông đồ tin là Thầy họ đã sống lại. Và thánh Gioan, có lẽ vì được Ðức Giêsu thương mến (Ga 20:2) và không bận tâm với việc vợ con, nên mới tinh ý nhận ra được ý nghĩa của dấu chỉ này.

Những chứng nhân tử đạo anh dũng của Đức Ki-tô Phục sinh

Các tông đồ cũng như hàng ngàn các môn đệ của Chúa thời Giáo Hội sơ khai, cũng như hàng triệu người Công Giáo trên khắp thế giới sau đó đã chấp nhận cái chết để làm chứng cho việc Đức Kitô Phục Sinh gồm 117 vị thánh Tử Đạo Việt Nam đợt 1, và đức tin vào Chúa Cứu Thế, Đấng cứu độ trần gian. Các vị từ đạo đã làm chứng cho đức tin vào Chúa Phục Sinh bằng mạng sống của mình.

Những chứng nhân trung kiên không đổ máu của đức Ki-tô Phục Sinh

Còn đại đa số người môn đệ của Chúa gồm hàng giáo phẩm, hàng giáo sĩ, hàng tu sĩ và hàng giáo dân, thì làm chứng cho đức tin vào Chúa Phục Sinh bằng lời nói, việc làm, bằng đời sống đức tin, và bằng việc loan truyền lời Chúa theo khả năng và phương tiện có thể .

Thiết tưởng mỗi người tín hữu cần tự hỏi xem lời nói, việc làm và đời sống đức tin của mình có phải là làm chứng hay phản chứng. Gương chứng nhân sống đức tin có sức thuyết phục và lôi cuốn hơn là những bài thuyết giáo về đức tin nhiều lần. Mahatma Gandhi, nhân vật chống đối bất bạo động chính sách thuộc địa của Anh Quốc tại Ấn Độ, nhận xét đại khái về người Kitô giáo như sau: Nếu người Kitô giáo (gồm Công Giáo) thực sự sống đức tin của họ, thì đã có nhiều người theo đạo Kitô giáo hơn.

Lm Trần Bình Trọng

 

 

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch