Đôi lời giới thiệu: Trong tông huấn Evangelii Gaudium Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết: “Chúng ta có bổn phận Phúc-Âm-hóa các nền văn hoá để đưa Tin Mừng vào văn hoá. Tại các nước có truyền thống Công giáo, chúng ta có bổn phận khuyến khích, nuôi dưỡng và tăng cường một sự phong phú vốn đã có rồi.

Biên dịch: Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính

Số trang: 336 trang
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Năm xuất bản: 2022
QĐXB số: 422/QĐ-NXXBHĐ ngày 8/8/2022
Mã ISBN: 978-604-380-328-0

Sách có bán tại
NHÀ SÁCH ĐỨC BÀ HÒA BÌNH
Địa chỉ: 1 Công Xã Paris, P. Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM
- Điện thoại: 0938.037.175 - (028)3.8250.745 (liên lạc mua online)
Liên hệ mua sách qua zalo: https://zalo.me/0938037175
- Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

THƯ QUÁN TRUNG TÂM MỤC VỤ TGP SÀI GÒN
Địa Chỉ: 6 Bis Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM
Điện thoại: 028 39111 523

VĂN PHÒNG TẬP SAN MỤC ĐỒNG
Địa chỉ: 120 Trần Hưng Đạo, P. Hải Cảng, Tp. Quy Nhơn
(Chủng viện Qui Nhơn)
Điện thoại: 0358521717 (Sr. Hạnh, từ thứ 2 đến thứ 6)

Đôi lời giới thiệu: Trong tông huấn Evangelii Gaudium Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết: “Chúng ta có bổn phận Phúc-Âm-hóa các nền văn hoá để đưa Tin Mừng vào văn hoá. Tại các nước có truyền thống Công giáo, chúng ta có bổn phận khuyến khích, nuôi dưỡng và tăng cường một sự phong phú vốn đã có rồi. Tại các nước có các truyền thống tôn giáo khác, hay các nước tục hoá sâu đậm, chúng ta có bổn phận mở ra những tiến trình mới để Phúc-Âm-hóa nền văn hoá, mặc dù công việc này đòi hỏi một kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên phải lưu ý rằng chúng ta không ngừng được mời gọi tăng trưởng. Mỗi nhóm văn hoá và xã hội cần được thanh tẩy và lớn lên. Trong trường hợp các nền văn hoá bình dân của dân Công giáo, chúng ta có thể thấy những khuyết tật cần phải được chữa lành bởi Tin mừng”.[1]

Dưới ánh sáng của giáo huấn này, người Công giáo Việt Nam có thể nhìn lại công cuộc truyền giáo tại Việt Nam trong những thế kỷ qua. Truyền giáo là đưa Tin mừng đến với mọi dân tộc, nhưng mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa riêng. Theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, “văn hóa là cách ‘hiện hữu’ và ‘tồn tại’ đặc thù của con người. Con người luôn sống theo một văn hóa riêng biệt, và đến lượt mình, chính họ cũng tạo ra giữa họ với nhau một mối dây liên kết riêng, khi xác định tính chất liên vị và xã hội của cuộc sống con người [...]. Nhờ văn hóa, con người với tư cách là người trở nên người hơn, ‘hiện hữu’ hơn, đạt đến ‘hữu thể’ hơn. Cũng chính ở đó có sự phân biệt chủ yếu giữa điều con người là và điều họ có, giữa hữu thể và sở hữu”. [2]

Do đó, việc loan báo Tin mừng cho các dân tộc luôn phải được thực hiện qua việc đưa Tin mừng vào các nền văn hóa, tức là tiến trình hội nhập văn hóa. ‘Hội nhập văn hóa’ là một thuật ngữ thần học mới có nguồn gốc Công giáo,[3] gần đây được đưa vào diễn từ chính thức của Giáo hội, tuy nhiên bản chất của việc hội nhập văn hóa đã có ngay từ thời Giáo hội sơ khai, khi Tin mừng vượt ra khỏi ranh giới Do-thái để đi đến với mọi dân tộc. Như thế, hội nhập văn hóa không phải là một nhiệm vụ mới đối với Giáo hội, nhưng vấn đề được đặt ra trong một cách nhìn hoàn toàn mới, do giai đoạn phi thực dân hóa sau đệ nhị thế chiến đã kéo theo một phong trào giải phóng văn hóa lan tràn rộng rãi, đòi phải xem xét lại lịch sử loan báo Tin Mừng do người Tây phương thực hiện. Đạo Công giáo tại Việt Nam được du nhập từ Tây phương vì do các thừa sai Tây phương đem đến. Hơn nữa nước Việt Nam cũng đã trải qua gần 100 năm dưới sự thống trị và bảo hộ của thực dân Pháp. Vì vậy khi nhìn lại lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, có nhiều ý kiến trái chiều.

Để phần nào hiểu được vấn đề, ngày nay chúng ta phải hiểu bối cảnh truyền giáo tại Việt Nam trong những thế kỷ qua. Trước hết, khi đem Tin mừng đến Việt Nam, các nhà truyền giáo Tây phương đã gặp thấy ở đó một nền văn hóa có những nét bản địa, nhưng phần lớn chịu ảnh hưởng Trung Hoa cách sâu đậm và rộng rãi. Cần phải hiểu biết bối cảnh văn hóa ấy mới có thể đánh giá đúng các nỗ lực của các vị thừa sai Tây phương: họ đã phải học tiếng Việt, chữ Hán, chữ Nôm, và tìm hiểu các phong tục tập quán và tín ngưỡng tôn giáo của người Việt để có thể rao giảng Tin mừng. Đặc biệt, họ đã tạo ra một chữ viết mới theo mẫu tự Latinh mà ngày nay mọi người Việt Nam đều dùng, đó là chữ quốc ngữ. Trong công trình sáng tạo, hoàn thiện và phổ biến chữ quốc ngữ, có sự đóng góp rất nhiều của những người trí thức Việt Nam. Ngày nay giới nghiên cứu đánh giá cao các đóng góp của các thừa sai vào công trình này, trong đó nổi bật nhất là cha Alexandre de Rhodes (1593-1660). Về phía Việt Nam, hơn mười ngàn trang  chép tay, phần lớn bằng một thứ chữ quốc ngữ khá hoàn chỉnh, ngay từ cuối thế kỷ 18 sang đầu thế kỷ 19 của linh mục Philipphê Bỉnh (1759-1832), quả là một chứng từ hùng hồn và đáng nể phục về việc tham gia của người Việt Nam vào tiến trình hoàn thiện chữ quốc ngữ.

Tiếp theo sau các thừa sai dòng Tên là các thừa sai thuộc Hội Truyền giáo Hải ngoại Paris (MEP). Trước khi lên đường truyền giáo tại Việt Nam cũng như tại các nước khác, họ đã phải qua thời gian đào tạo tại chủng viện truyền giáo để có những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, chữ viết và phong tục tập quán tại các nước họ sẽ được sai đến. Khi đến Việt Nam, cùng với việc tiếp cận các phong tục tập quán của người Việt, họ tiếp tục học tiếng Việt, chữ Nôm, chữ Hán, nhất là học và góp phần hoàn thiện chữ quốc ngữ. Những vị thừa sai đã đóng góp nhiều vào việc hoàn thiện chữ quốc ngữ thời kỳ hậu Alexandre de Rhodes phải kể đến giám mục Pierre Pigneau de Béhaine, cai quản Địa phận Tông tòa Đàng Trong từ năm 1771 đến 1799, và giám mục Jean Taberd cai quản Địa phận Tông tòa Đàng Trong từ năm 1827 đến 1840.

Khi thực dân Pháp xâm lược và đặt ách đô hộ trên Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn và sau đó là phong trào Cần Vương, đã cho rằng công cuộc truyền giáo của các thừa sai nước ngoài đã tàn phá nền văn hóa Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Hoa và kết tội người Công giáo là những kẻ cộng tác với thực dân, nên đã ra tay đàn áp, bách hại họ, nhất là phong trào Cần Vương với chiến dịch Bình Tây Sát Tả. Tuy nhiên, trong hàng ngũ Công giáo có những nhà trí thức đã mạnh dạn tấu trình những bản điều trần lên triều đình, trình bày kế hoạch bảo vệ sự độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và canh tân đất nước, đồng thời bênh vực những người Công giáo trước những kết án sai lầm và đối xử bất công của nhà cầm quyền và các phong trào yêu nước đối với người Công giáo. Trong số đó phải kể đến cụ Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) và linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn (1806-1874). Sau này một nhà trí thức và chính trị ngoài Công giáo là cụ Phan Bội Châu (1867-1940) cũng đã đưa ra những nhận định tích cực về người Công giáo Việt Nam.

Những đề tài và hầu hết những nhân vật trên đây có liên quan đến công cuộc truyền giáo trong bối cảnh văn hóa và chính trị tại Việt Nam trong suốt 4 thế kỷ (từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20), cùng với một số đề tài khác liên quan đến sinh hoạt văn hóa Việt Nam thời xưa, đã được nhiều tác giả Việt Nam và nước ngoài biên soạn bằng ngoại ngữ. Linh mục Phaolô Nguyễn Minh Chính của Giáo phận Qui Nhơn đã có công chọn lọc và biên dịch ra Việt ngữ trong tập sách có nhan đề MẤY NẺO THỜI GIAN, để các độc giả Việt Nam thời nay hiểu được phần nào các vấn đề, từ đó có thể đạt được một cái nhìn khách quan hơn về các nhân vật đã sống và những sự kiện đã xảy trong một bối cảnh đầy phức tạp và biến động qua dòng thời gian, liên quan đến sự truyền bá và phát triển đạo Công giáo tại Việt Nam.

Tôi xin trân trọng giới thiệu tập sách này đến quý độc giả gần xa, cả lương lẫn giáo, để những ai quan tâm có thể tìm thấy thêm một chút ánh sáng trong cái nhìn về đạo Công giáo và văn hóa Việt Nam trong những thế kỷ qua.

                         Qui Nhơn, ngày 28 tháng 6 năm 2022
                                 + Matthêô Nguyễn Văn Khôi
                                Giám mục Giáo phận Qui Nhơn 

[1] PHANXICÔ, Tông huấn Evangelii Gaudium, số 69.

[2] GIOAN PHAOLÔ II, ‘Diễn văn tại UNESCO (2-6-1980)’, trong Insegnamenti di Giovanni Paolo II (1980) III/1, tr. 1639-1640.

[3] Theo A.A. Roest Crollius, tác giả đầu tiên đã sử dụng từ này theo một ý nghĩa truyền giáo là D. Segura (1959). Tuy nhiên, theo P. Chanson, việc sử dụng quan niệm này theo nghĩa truyền giáo là do J. Masson SJ (1962). Từ đây thuật ngữ này thuộc về ngôn ngữ truyền giáo và được du nhập cách vững bền vào phong trào đại kết và đã được Tin Lành chấp nhận rất sớm, mặc dầu Tin Lành đã dành ưu tiên cho quan niệm ‘bối cảnh hóa’ hay ‘đặt vào bối cảnh’ (contextualisation) : xem A.A. Roest Crollius, ‘L’inculturation’, trong S. Karotemprel (chủ biên), Suivre le Christ en mission. Manuel de Missiologie, Urbaniana University Press, Vatican City 1999tr. 125, chú thích 1.

 Tác giả bài viết: Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch