Nam-Duc-Tin-2012_copy“Hãy tìm thời giờ trong ngày để thinh lặng, lắng nghe tiếng Chúa, nói chuyện với Chúa và nhận ra tiếng Ngài kêu mời” (Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI).  Lời mời gọi trên đây đã thôi thúc hơn 200 bạn trẻ đến với buổi chia sẻ và giao lưu với Cha Gioan Baotixita Giang Trung Kiên, Dòng Tên, và Thầy Tôma Vũ Ngọc Tín qua đề tài “Phút hồi tâm, cách sống đức tin của người hiện đại”.

Chương trình diễn ra vào lúc 14g30 thứ Bảy ngày 01.12.2012, tại Trung tâm Mục vụ TGP TPHCM nhằm giúp mọi người trở về đối diện với chính mình, gặp gỡ Thiên Chúa, tìm lại những giây phút thinh lặng trong ngày để ý thức lại tình thương của Chúa, ý thức lại căn tính của mình là con cái được Chúa yêu thương, nhờ đó chúng ta sẽ sống vui vẻ và hạnh phúc hơn, vì như Chúa đã nói: “Hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng. Ta sẽ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhường trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ được bình an” (Mt 11, 30).

Phút hồi tâm cánh cửa đức tin

Phút hồi tâm là một cách cầu nguyện, một phương thế nuôi dưỡng tình bạn với Chúa, vì “Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15,14-15).

Phút hồi tâm giúp ta mở lòng ra, để gặp gỡ Chúa, để nghe tiếng của mình và nghe tiếng của Chúa. Bạn Maria Têrêsa Trần Đình Thẩm Tú, giáo xứ Hòa Bình chia sẻ: “Khi nghe cha nói cánh cửa Đức tin thì con nghĩ tới cửa thì phải mở ra. Cửa mở ra thì phải bước vào và đi đến những hành trình sau đó. Cánh cửa Đức tin gợi lên cho con suy nghĩ là mình phải mở cánh cửa ra, khi mở được rồi thì mình phải can đảm bước vào, từ đó dẫn ta đến với Chúa, khám phá được nhiều điều thú vị hơn.

Cùng chung suy nghĩ với bạn Thẩm Tú, anh Nguyễn Chương giải bày thêm: “Khi con đọc “Phút hồi tâm cánh cửa Đức tin”, trong rất nhiều năm dài trong hành trình đi tìm đức tin, con thường đi ra ngoài, đi tìm tri thức, đọc đủ thứ sách và con hiểu rằng đức tin không phải đi ra ngoài mà đi vào trong. Do đó, phút hồi tâm là đi vào trong tâm hồn mình, từ đó thì sẽ mở được cánh cửa lòng mình ra để gặp gỡ Chúa.”

Làm thế nào ta mở cửa lòng ta

“Giữa những xao động của nhân thế nổi trôi. Giữa những sục sôi tranh chấp trong kiếp người. Giữa những đẹp tươi hay ê chề thất bại. Con xin dành một cõi rất riêng tư. Cho Giêsu Đấng tình yêu sâu thẳm” (Một cõi riêng tư dành cho Chúa – Linh mục nhạc sỹ Thái Nguyên).

Điều quan trọng của phút hồi tâm là làm sao ta có được những giây phút tĩnh lặng,  tạm quên đi những bộn bề lo toan trong cuộc sống, dành cho mình một cõi riêng tư, mở lòng ra để gặp gỡ Chúa, nếu không thì như thánh Augustinô đã có lần thốt lên: “Bấy giờ Chúa ở trong con, mà con thì ở ngoài, con cứ chạy đi tìm Chúa ở ngoài... Bởi thế, bấy giờ Chúa ở với con mà con lại không ở với Chúa”. Trong tâm tình đó, Cha Gioan Baotixita đã chia sẻ: “Chúng ta cần có những giây phút lắng đọng, thinh lặng, cần một cõi riêng tư để gặp gỡ Chúa, để ở với Chúa và để Chúa ở với mình và để mình đi vào trong tương quan thân tình với Chúa”. Đó chính là tâm tình, là ước mơ, và là lời dạy của Đức Thánh Cha Bênêdictô 16 trong Năm Đức Tin này.

Cha Gioan Baotixita quảng diễn thêm: “Mỗi người chúng ta là đền thờ của Ba Ngôi Thiên Chúa. Đền thờ là nơi chúng ta gặp gỡ Chúa để thờ phượng Chúa, trò chuyện với Chúa, lắng nghe Chúa. Phút hồi tâm là cách giúp ta lắng đọng, giúp ta mở lòng ra, gặp gỡ Chúa qua những biến cố buồn vui của cuộc đời, qua những lo toan đời thường”.  Chúa luôn yêu thương ta, Chúa luôn chờ ta, hẹn gặp ta, vì: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3,21)

Phút hồi tâm và thánh I-nhaxiô

Thánh I-nhaxiô, Đấng sáng lập Dòng Tên, đã được Chúa soi sáng và đã để lại cho Giáo hội phút hồi tâm. Ngài đã đón nhận phút hồi tâm từ truyền thống của Giáo hội. Ngài đã có công hệ thống hóa và phổ biến nó qua sách Linh Thao.

Phút hồi tâm giữ một vị trí quan trọng trong linh đạo thánh I-nhaxiô. Đây là cách sống chiêm niệm trong hoạt động, là cách nhận định ý Chúa trong đời sống hằng ngày. Thiên Chúa của thánh I-nhaxiô là Thiên Chúa của mọi ơn lành. Thái độ của ngài là lòng biết ơn với Thiên Chúa.

Vượt qua đời thường chạm đến Thiên Chúa

Thầy Tôma Vũ Ngọc Tín đã chia sẻ cùng các tham dự viên về phút hồi tâm trong cuộc sống đời thường. Thầy quảng diễn: Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta bắt gặp vô vàn dấu chỉ hay sự kiện. Những dữ kiện, những dấu chỉ rời rạc chúng ta đọc như thế nào là do cách chúng ta kết nối nó lại với nhau, và nhờ cách kết nối mà chúng ta đọc ra được ý nghĩa. Qua cửa ngõ giác quan, chúng ta có thể nhận biết những dấu chỉ hay sự kiện ấy là gì, và với lý trí, chúng ta có thể kết nối các dấu chỉ, sự kiện để đọc ra ý nghĩa. Nhưng thực tại không chỉ là những dấu chỉ, sự kiện hay vấn đề cần nắm bắt và giải quyết, thực tại còn là “Mầu nhiệm”.

Mầu nhiệm khác vấn đề. Trong khi vấn đề ở ngoài ta, là điều ta chưa biết, thách đố ta nắm bắt và giải quyết, thì mầu nhiệm lại gắn chặt với ta, ở trong ta, là điều ta đã biết nhưng càng biết lại càng bí nhiệm càng được lôi cuốn kiếm tìm.

Mầu nhiệm tỏ lộ giữa đời thường, qua muôn vàn khoảnh khắc cuộc sống, đụng chạm ta và lôi cuốn ta đi vào chân trời của nó. Mầu nhiềm là đối tượng kiếm tìm của người tín hữu, là chính Thiên Chúa. Thiên Chúa là mầu nhiệm tuyệt đối mà con người chỉ có thể tiếp cận bằng đức tin.

Nếu cuộc sống mỗi ngày là một “mật thư” gửi đến mỗi người, thì đức tin có thể ví tựa “chìa khóa” và phút hồi tâm là cách dùng “chìa khóa” để giải mật thư, để đọc ra ý nghĩa của từng ngày sống. Như thế, với đức tin và phút hồi tâm, ta có thể “thấy” và “đụng chạm” mầu nhiệm, tựa như có thể “đụng chạm” ánh sáng, có thể “nhìn thấy” âm nhạc. Nghịch lý huyền nhiệm này có thể hiểu được khi ta dấn thân kiếm tìm sự thánh thiêng ngay nơi trần tục, mầu nhiệm ngay giữa đời thường.

Năm bước với phút hồi tâm

Trong dịp này, Cha Gioan Baotixita cũng  giới thiệu với các tham dự viên về các bước thực hiện phút hồi tâm: Thứ nhất: Tạ ơn. Thứ hai: Xin ơn soi sáng. Thứ ba: Nhìn lại ngày qua. Thứ tư: Xin ơn tha thứ và chữa lành. Cuối cùng là quyết tâm đổi mới. Theo Cha Gioan Baotixita, trong các bước trên thì bước Tạ ơn là bước rất quan trọng. Ngài nhắn nhủ: “Khi không có thời gian hoặc mệt mỏi lắm thì chỉ cần dành đủ thời gian cho bước Tạ ơn”. Với bước Tạ ơn, giúp chúng ta suy nghĩ xem đâu là những ơn mà Chúa đã ban cho mình trong ngày, ngay cả khi là những ơn bình thường như: “Tôi nói được, ăn được, ngủ được…”.

Con tạ ơn Cha vì những ơn Cha ban cho con,

Những ơn con thấy được,

Và những ơn con không nhận là ơn

Con biết rằng

Con đã nhận được nhiều ơn hơn con tưởng,

Biết bao ơn mà con nghĩ là chuyện tự nhiên…

Kết thúc

Buổi giao lưu kết thúc lúc 17g30. Một vị đại diện các tham dự viên đã có lời cảm ơn và tặng quà cho Cha Gioan Baotixita Giang Trung Kiên và Thầy Tôma Vũ Ngọc Tín. Món quà tuy nhỏ nhưng nói lên lòng thành tri ân đối với cha và thầy đã dành rất nhiều tâm huyết cho chương trình Chuyên đề Giáo dục trong Năm Đức Tin này, nhằm giúp các tham dự viên hiểu và thực hành “Phút hồi tâm” mỗi ngày. Ước gì các tham dự viên, sau khi tham dự buổi chia sẻ, biết dành thời gian cho Chúa, để: “Chỉ có Chúa và ta trong giây phút ấy”. Từ đó, ta cảm nhận tình Chúa yêu thương ta như thế nào trong mọi biến cố cuộc đời và ta đã đáp lại tình yêu ấy ra sao?

Lm Giang Trung Kiên & Nguyễn Xuân Đại

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch