CN 2 PS, A: Tin là dựa vào thế giá của người đáng tin

Chua_Nhat_2_Phuc_Sinh_2Chúa nhật 2 Phục sinh, Năm A
Kính lòng thương xót của Chúa

Cv 2:42-47; 1Pr 1:3-9; Ga 20:19-31

Khi bà Maria Mácđala và mấy bà khác về đưa tin cho các tông đồ về tình trạng mồ trống của Thầy họ và có thiên sứ hiện ra bảo các bà về loan báo cho các tông đồ, đa số các ông cho đó là sản phẩm của trí tưởng tượng đàn bà (Mc 16:11, Lc 24:11). Có thể các ông bị ảnh hưởng bởi luật pháp Do thái thời bấy giờ, không công nhận lý chứng của đàn bà nơi toà án, nên các ông cũng coi thường lời tường thuật của các bà trong cộng đồng, ngoại trừ ông Gioan là người đã tin Thầy mình sống lại, khi ông thấy mồ trống và thấy khăn che đầu được xếp lại và để riêng biệt khỏi khăn liệm xác.

Xem thêm: CN 2 PS, A: Tin là dựa vào thế giá của người đáng tin

Write comment (0 Comments)

CN 8 TN, A: Phó thác vào chương trình quan phòng của Chúa

CN8_thuong_nien_nam_AChúa Nhật 8 Thường Niên, Năm A

Is 49: 14-15; 1Cr 4:1-5; Mt 6:24-34

Sống trong xã hội hiện đại và hiện tại, người ta được hưởng nhiều thứ tiện nghi sung túc, nhưng cũng mang nhiều mối lo sợ. Người đi làm sợ mất việc, người hưởng tiền thất nghiệp sợ bị cắt đứt, người có khả năng đi làm sợ không kiếm được việc, người về hưu sợ ở nhà buồn chán.. Người ta sợ bệnh tật, sợ nằm nhà thương, sợ mập, sợ cao máu, sợ chóng già, sợ mất sắc đẹp, sợ bồ cho leo cây, sợ trộm cướp, sợ tai nạn, sợ gia đình đổ vỡ, sợ con cái hư hỏng.. Ðể đối phó với các thứ lo âu sợ hãi, người ta tìm đủ mọi cách đề phòng. Người ta tích trữ tiền của, vàng bạc trong ngân hàng. Người ta giữ các giấy tờ quan trọng trong tủ sắt an toàn. Người ta mua đủ mọi thứ bảo hiểm sức khoẻ cho tuổi già, cho mạng sống, cho nhà ở và xe cộ, để mong có được đời sống an toàn bảo đảm.

Xem thêm: CN 8 TN, A: Phó thác vào chương trình quan phòng của Chúa

Write comment (0 Comments)

CN PS, A: Xin cho con được hưởng sự sống lại trong ơn nghĩa với Chúa Phục Sinh

Chua_Nhat_Phuc_SinhChúa nhật Phục sinh, Năm A

Cv 10:34a, 37-43; Cl 3:1-4; Ga 20:1-9

Khi mấy người lính canh mồ khiếp sợ, run rẩy về thuật lại sự việc đã xẩy ra như đất rung chuyển dữ dội, các trưởng tế liền hội họp với các kỳ mục, bàn tính việc đối phó, đút lót tiền bạc cho quân lính với lời căn dặn: ‘Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đến lấy trộm xác đi’ (Mt 28:12-13). Giả như các môn đệ đến lấy trộm xác Chúa như các trưởng tế và Pharisêu đề phòng mà yêu cầu Philatô cho lính canh mộ Chúa ba ngày, hay bất cứ ai làm như vậy, rồi loan tin là Người đã sống lại, thì đó là chuyện lừa bịp. Tuy nhiên có điều khúc mắc ở đây là nếu xác Chúa bị lấy trộm khi có lính canh mộ, thì kẻ trộm phải làm vội vã, chứ làm sao có giờ mà cuốn và xếp khăn che đầu mà để riêng ra khỏi những băng vải như vậy? Thấy những dấu chỉ như thế nên thánh Gioan, nhờ có lòng yêu mến Chúa đặc biệt, đã có được trực giác bén nhậy về việc phục sinh của Thầy mình. Dầu sao đi nữa, người ta không thể chỉ căn cứ vào ngôi mộ trống, mà kết luận cho người ngoại cuộc rằng Ðức Kitô đã sống lại.

Xem thêm: CN PS, A: Xin cho con được hưởng sự sống lại trong ơn nghĩa với Chúa Phục Sinh

Write comment (0 Comments)

CN 6 TN, A: Sống tinh thần luật

CN6_thuong_nien_nam_AChuá Nhật 6 Thường Niên, Năm A

Hc 15:15-20; lCr 2:6-10; Mt 5:17-37

Ðời xưa khi chưa có chữ viết, thì mỗi dân tộc sống theo những bộ tập tục, được truyền khẩu từ đời nọ qua đời kia, qui định những cách cư xử trong bộ lạc và trong xã hội. Khi người ta không giữ những tập tục cư xử đã được bộ lạc và xã hội qui định, thì sẽ xẩy ra những chuyện xung khắc trong xã hội. Tới khi con người phát minh ra chữ viết, thì những tập tục đó được ghi chép lại thành luật pháp. Luật pháp có thể đơn giản hay phức tạp là tuỳ theo đà tiến của mỗi xã hội, về những phương diện văn hoá, kinh tế, xã hội, khoa học ... Luật pháp của những quốc gia tiến bộ có thể bao trùm mọi phương diện trong đời sống, từ luật tự do thờ phượng, cho tới luật đi đường chẳng hạn.

Xem thêm: CN 6 TN, A: Sống tinh thần luật

Write comment (0 Comments)

T Năm T Thánh, A: Thánh Thể nối kết Linh mục và Phục vụ

Thu_Nam_Tuan_ThanhThứ Năm Tuần Thánh, Năm A, B, C

Xh 12:1-8, 11-14; 1Cr 11:23-26; Ga 13:1-15

Chiều Thứ Năm Tuần Thánh, Chúa Giêsu theo bối cảnh lịch sử bữa ăn Vượt qua của người Do thái trong Cưu ước, chọn mừng lễ và chia sẻ bữa Tiệc li với các môn đệ trước khi chịu khổ hình và chịu chết. Ðó là bữa ăn Vượt qua của Tân ước, bữa tiệc Thánh thể đầu tiên trong Giáo hội mà Người thiết lập.

Bài trích sách Xuất hành hôm nay dạy ta bữa ăn Vượt qua là lễ ghi nhớ đêm mà thiên thần Chúa đi qua nhà của người Do thái mà không làm hại trong lúc họ sửa soạn trốn khỏi Ai cập (Xh 12:13). Thánh Phaolô nhắc lại biến cố này trong thư gửi tín hữu Corintô khi bảo họ vào tối hôm kỉ niệm lễ Vượt qua, Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh thể (1Cr 11:23-25). Còn Phúc âm kể lại Chúa Giêsu cầm lấy bánh, biến thành mình Người và cầm chén rượu biến thành máu Người để làm của ăn uống thiêng liêng cho loài người (Mt 26:26-29). Như vậy việc cử hành tiệc Thánh thể đầu tiên thay thế bữa tiệc Vượt qua, cuộc giải thoát không phải khỏi cảnh nô lệ nhưng khỏi tội lỗi và sự chết.

Xem thêm: T Năm T Thánh, A: Thánh Thể nối kết Linh mục và Phục vụ

Write comment (0 Comments)

Lễ Giao Thừa A: Nguyện xin Chúa chúc lành trong năm mới

LE_GIAO_THUALễ Giao Thừa: Năm A, B, C

Ds 6:22-27; 1 Tx 5:16-26, 28; Mt 5:1-10

Tư tưởng cũng như văn chương bình dân Việt hàm chứa những quan niệm về thời giờ như: Thời giờ là vàng bạc; thời giờ thấm thoắt thoi đưa, cứ đi đi mãi, không chờ đợi ai. Thường khi người ta nhìn tới thì thấy lâu dài, nhưng khi nhìn lại thì thấy mau lẹ. Người ta nói mới ngày nào đó, chúng mình thế nọ thế kia, mà nay đã hai mươi năm, ba mươi năm rồi. Khi bận rộn với công việc làm hay chương trình hoạt động, người ta cảm thấy thời giờ đi mau lẹ. Những lúc nhàn rỗi hay không bị hoàn cảnh thúc ép, người ta lại cảm thấy thời giờ đi chậm. Cho dù người ta cảm thấy thời giờ đi mau hay chậm, thời giờ vẫn xoay đều không thay đổi. Người ta không thể đi trước thời giờ, cũng không thể kéo dài thời gian.

Xem thêm: Lễ Giao Thừa A: Nguyện xin Chúa chúc lành trong năm mới

Write comment (0 Comments)

CN 5 MC, A: Xin cho được hưởng sự sống lại

Chua_Nhat_5_Mua_ChayChúa Nhật 5 Mùa Chay, Năm A

Ed 37:12-14; Rm 8:8-11; Ga 11:1-45

Làng Bêtania nằm bên sườn núi Ôliu cách Giêrusalem gần ba cây số về phía đông. Nhà Bêtania là nhà của ba chị em Mácta, Maria và Ladarô. Gia đình của ba chị em xem ra có vẻ khá giả. Vì thế nhà Bêtania được coi là nhà trọ, nơi ăn ở miễn phí của Ðức Giêsu và các tông đồ (Mt 21:17; Mc 11:11; Lc 10:38-42; 21:37; Ga 11:11,17; 12:1) mỗi khi Thầy trò về Giêrusalem. Do đó cô Maria đã có thể cung cấp dầu thơm cam tùng hảo hạng để xức chân Chúa Giêsu (Mt 26:6-7; Mc 14:3-9; Ga 12:3) khi Chúa được mời đến dùng bữa ăn tại Bêtania. Rồi hai chị em còn lập mộ trong hang với tảng đá lớn lấp mộ cho em là Ladarô (Ga 11:38-39). Theo giới học giả Thánh kinh, cô Maria làng Bêtania không phải là Maria Mácđala, cũng không phải người phụ nữ vô danh sám hối tội lỗi đã mang bình dầu thơm sức chân Chúa tại nhà người Pharisêu tên là Simon (Lc 7:46-50).

Xem thêm: CN 5 MC, A: Xin cho được hưởng sự sống lại

Write comment (0 Comments)

CN 4 TN, A: Sống Tám Mối Phúc Thật

Chúa Nhật 4 Thường Niên, Năm A

Xp 2:3; 3: 12-13; 1Cr 1:26:31; Mt 5:1-12a

CN4_thuong_nien_nam_AThưở xưa, Thiên Chúa nói với loài người qua miệng các ngôn sứ, các tổ phụ. Ngôn sứ Xophônia đã đề cập đến đường lối của Chúa: Hãy tìm Chúa, hỡi tất cả những người hiền lành trong nước, là những kẻ tuân giữ luật Chúa; hãy tìm công lý, hãy tìm sự khiêm tốn, nếu các ngươi muốn được che chở trong ngày thịnh nộ của Chúa (Xp 2:3). Cuối cùng Thiên Chúa sai Con Một đến để làm đảo lộn những giá trị của loài người. Nếu xét theo đường lối loài người thì những điều Chúa dạy trong Tám mối Phúc thật làm người ta ngỡ ngàng, nghi ngờ và không an lòng. Thánh Phaolô cũng đã nhận ra đường lối của Chúa trong thư gửi tín hữu Corintô: Những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa đã chọn để huỷ diệt những gì hiện có (1Cr 1:28).

Nếu những người sống Tám mối Phúc thật bị coi là khờ dại, thua thiệt, thì trước mặt Chúa, họ lại được chúc phúc (Mt 5:1-12a). Dưới cặp mắt người đời, thì tiền của đồng nghĩa với quyền thế và danh vọng, vì người ta quan niệm: Có tiền mua tiên cũng được. Còn khôn ngoan trước mặt Thiên Chúa là sống tinh thần nghèo khó (c. 3). Ở đây ta cần lưu ý đến tinh thần nghèo khó hơn là thực tại nghèo khó. Như vậy giàu hay nghèo theo tinh thần Phúc âm là tuỳ thuộc vào thái độ của mỗi người đối với của cải vật chất. Do đó một người nghèo xơ xác, mà cứ để lòng trí mơ ước của cải và ước muốn làm giàu bằng những phương tiện bất chính, thì có thể được coi là giầu có trong tư tưởng và ước muốn.  Trái lại một người giầu có về của cải vật chất, nhưng nếu họ làm giàu cách chính đáng, nếu biết dùng của cải vào việc từ thiện bác ái, và không để lòng trí dính bén vào của cải, thì trước mặt Thiên Chúa họ cũng được chúc phúc.

Xem thêm: CN 4 TN, A: Sống Tám Mối Phúc Thật

Write comment (0 Comments)

CN 3 MC, A: Xin cho được uống nước hằng sống

Chua_Nhat_3_Mua_ChayChúa Nhật 3 Mùa Chay, Năm A

Xh 17:3-7; Rm 5:1-2,5-8; Ga 4:5-42

Ðể hiểu rõ cuộc đấu lí của người phụ nữ Samari với Chúa Giêsu, cũng như đường lối Chúa dùng để đưa dẫn chị tìm đến nước hằng sống, ta cần tìm hiểu sơ qua bối cảnh địa dư, lịch sử, chính trị và tôn giáo của dân Do thái thời bấy giờ. Nước Do thái thời Chúa Giêsu được chia thành ba miền giống như ba miền chính là Trung, Nam, Bắc Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Từ thế kỷ thứ tám trước kỷ nguyên, miền trung của họ là đất Samaria, bị ngoại bang là người Átxiria chiếm đóng và đô hộ. Luật pháp Do thái cấm người Do thái kết hôn với người khác đạo và khác chủng tộc. Tuy nhiên người Do thái ở Samaria cuối cùng đã chấp nhận dân đô hộ, lập gia đình với thực dân, lại còn tiêm nhiễm những phong tục tập quán ngoại bang. Ðiều đó khiến người Do thái ở miền nam là Giuđê phẫn nộ, coi rẻ người Samari, cho họ là dân lai căng, không còn thuần tuý Do thái nữa.

Xem thêm: CN 3 MC, A: Xin cho được uống nước hằng sống

Write comment (0 Comments)

CN 2 TN, A: Nhận ra căn tính của người Kitô giáo

CN2_thuong_nien_nam_AChúa Nhật 2 Thường Niên, Năm A

Is 49: 3, 5-6 ; l Cr 1: 1-3; Ga 1:29-34

Một trong những vấn đề khó khăn mà những nhà tâm lý học, linh đạo học hay dẫn đàng thiêng liêng phải đối phó là vấn đề mất gốc hay mất căn tính. Có những loại căn tính khác nhau như: căn tính cá nhân, căn tính phái tính, căn tính gia đình, căn tính nòi giống, căn tính văn hoá, căn tính tôn giáo...Theo Hán Việt thì căn là rễ. Mất căn tính là mất gốc rễ. Ai đã mang thẻ căn cước, thì hiểu rõ được nghĩa của từ căn như thế nào. Khi mất thẻ căn cước hoặc thẻ hộ khẩu người ta sẽ khó lòng chứng minh với nhà chức trách về danh tính của mình. Có một chủng sinh kia bắt thăm được miễn quân dịch, nhưng vì quên mang thẻ nên bị tóm cổ trên chuyến xe đò Saigon-Vũng Tàu. Tưởng là trốn quân dịch, cảnh sát đem về nhốt ở bốt cảnh sát mấy đêm mới được chứng minh là được miễn dịch.

Xem thêm: CN 2 TN, A: Nhận ra căn tính của người Kitô giáo

Write comment (0 Comments)

CN 1 MC, A: Xin cho khỏi sa chước cám dỗ

Chua_Nhat_1_Mua_ChayChúa Nhật 1 Mùa Chay, Năm A

St 2:7-9; 3:1-7; Rm 5:12-19; Mt 4:1-11

Trong sa mạc xứ Giuđê, nhận thức rằng sau khi ăn chay bốn mươi ngày, thế nào Ðức Giêsu cũng phải đói, nên Xatan mới cám dỗ Ðức Giêsu biến đá thành bánh mà ăn. Xatan dùng chiến thuật du kích để tân công. Việc cám dỗ biến đá thành bánh mà ăn thực sự không có gì là sai trái, vì ai đói cũng cần phải ăn. Tuy nhiên đối với Chúa thì việc làm phép lạ lúc này là không cần thiết mà còn vô ích. Chúa đã có thể cầm cự ăn chay giữ sức được bốn mươi đêm ngày, thì tại sao lại phải nại đến quyền năng phi thường lúc này để làm phép lạ cho lợi ích riêng của mình.

Tẩy chay cám dỗ của Xatan, Chúa Giêsu trích sách Đệ Nhị Luật (Đnl 8:3) để dạy: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra (Mt 4:4). Nếu nhượng bộ cho cám dỗ là Chúa đã chịu qui phục quyền Xatan. Trong vườn Ðịa đàng đẹp mắt, thằng quỉ không bảo bà Evà đừng vâng lời Thiên Chúa, nhưng mời bà ăn trái táo hấp dẫn để biết lành biết dữ.

Xem thêm: CN 1 MC, A: Xin cho khỏi sa chước cám dỗ

Write comment (0 Comments)

Lễ Hiển Linh: Năm A: Tìm Đấng đáng tôn thờ chúc tụng

Le_Chua_Hien_LinhLễ Hiển Linh, Năm A

Is 60: 1-6; Eph 3:2-3, 5-6; Mt 2: 1-12

Ðể sửa soạn cho việc con Thiên Chúa ra đời cứu chuộc nhân loại, Thiên Chúa đã chọn một dân tộc làm dân riêng, để làm máng chuyển ơn cứu độ đến các dân tộc khác. Trải qua suốt dòng thời gian lịch sử Cựu ước, Thiên Chúa đã  dùng các ngôn sứ, các tổ phụ để bầy tỏ cho dân được chọn về bản thể và quyền năng của Người, để luyện lọc và thanh tẩy đức tin của họ. Tuy nhiên không phải vì thế, mà các dân tộc khác phải đứng ngoài chầu rìa cho tới muôn kiếp. Vì thế mới có câu truyện Ba nhà đạo sĩ quen gọi là Ba vua đi tìm Ðấng cứu thế mới sinh. Và muốn tìm hiểu về việc hạ sinh của Ðấng cứu thế, Ba vua đã phải tìm đến với dân tộc, mà Thánh kinh được mạc khải cho họ. Trước hết họ tìm đến thủ đô Giêrusalem để được yết kiến triều đình nhà vua. Tuy nhiên họ đã hỏi lầm người. Vua Hêrôđê vì sợ mất ngai vàng đã toan âm mưu đánh lừa họ.

Xem thêm: Lễ Hiển Linh: Năm A: Tìm Đấng đáng tôn thờ chúc tụng

Write comment (0 Comments)

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch